Hỏi - Đáp

Tại sao cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại cho đúng, nếu không sẽ bị đánh

Không chỉ phải "bóp mồm bóp miệng" trong việc ăn uống, ngay tới tư thế ngủ của hạ nhân trong cung cũng có quy định rõ ràng. Cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại.

Thời phong kiến, các cung nữ mới vào cung sẽ phải chịu sự dạy bảo, rèn giũa, học cách trang điểm, đi đứng, ăn ngủ, học tất cả nội quy… Tất nhiên, tất cả sự chỉ dạy này đều đến từ các cung nữ già. Những người này có quyền hành rất lớn, nhiều người tính tình lại nóng nảy, nên các cung nữ trẻ luôn là nơi để họ trút giận mà không cần lý do. Trong số rất nhiều quy tắc, không thể không nhắc đến quy tắc "phải nằm nghiêng khi ngủ, không nằm ngửa". Thậm chí, không chỉ phải nằm nghiêng mà còn phải giữ chân ở tư thế 2 chân gần nhau và co chân khi ngủ. Ngoài các động tác về chân, vị trí của tay cũng cần phải theo quy định: chỉ một tay được đặt dưới đầu, và tay kia phải được đặt trên chân.

cung nữ, cung nữ khi ngủ phải nằm nghiêng, cung nữ phải nằm nghiêng khi ngủ,

Thực tế mà nói, tư thế ngủ này rất khó khăn, có những cung nữ chưa quen nên gần như cả đêm không ngủ được, vì nếu giữ tay ở tư thế bị sức nặng của đầu đè lên, máu ở tay sẽ không thể lưu thông, tay tê cứng. Theo quy tắc trong cung, nếu những cũng nữ không tuân thủ nghiêm ngặt quy định, họ sẽ có thể đánh, phạt các cung nữ khác bất cứ lúc nào. Nếu bị đánh thì chỉ đau một lúc, còn nếu bị phạt quỳ ở góc tường thì không biết sẽ phải quỳ bao nhiêu thời gian. Những cung nữ thường bị đánh đập theo cách này, lâu dần họ sẽ có phản xạ có điều kiện và dần hình thành thói quen.

Vậy tại sao cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại?

Thứ nhất, sở dĩ quy định này được đặt ra xuất phát từ một quan niệm khá mê tín. Họ cho rằng ban đêm là lúc các vị thần đi dò xét nhân gian để ban phúc, ban thọ nên các hạ nhân sẽ không được ngửa mặt để đảm bảo các vị thần chỉ có thể nhìn thấy mặt của các chủ tử. Chưa dừng lại ở đó, việc hạ nhân vô tình nằm ngửa trong lúc ngủ còn bị quy chụp là "ăn cắp phúc phần của chủ tử", xếp vào tội đại nghịch bất đạo, nặng thì có thể xử tử.

cung nữ, cung nữ khi ngủ phải nằm nghiêng, cung nữ phải nằm nghiêng khi ngủ,

Thứ hai là địa vị thấp kém của các cung nữ trong cung. Duy trì tư thế ngủ như vậy sẽ tạo điều kiện cho cung nữ dậy làm việc bất cứ lúc nào. Trong các cung điện thời xưa, đôi khi hoàng đế và nhiều phi tần cũng cần cung nữ hầu hạ lúc nửa đêm. Nhất là khi có chuyện đặc biệt xảy ra, những cung nữ, thái giám làm nhiệm vụ trực đêm có thể không đủ nhân lực nên sẽ cần gọi những cung nữ đang ngủ. Chúng ta đều biết rằng một người khi chìm vào giấc ngủ sâu, rất dễ bị bối rối khi bị gọi đột ngột nên tư thế này giúp họ dễ tỉnh giấc hơn.

Thứ ba là môi trường sống của các cung nữ không cho phép quá rộng rãi. Mặc dù thời xưa trong cung rất rộng lớn nhưng hầu hết đều dành cho hoàng đế và phi tần nên không gian còn lại cho các cung nữ sinh sống sẽ rất nhỏ trong khi số cung nữ rất đông. Nếu sắp xếp mỗi người một giường, ước tính toàn bộ cung điện đều không thể vừa vặn, vậy lựa chọn duy nhất là sắp xếp các cung nữ ngủ trong chung giường. Nhưng dù sắp xếp vậy thì không gian vẫn không đủ, nên các cung nữ được bố trí nằm nghiêng, vừa có tác dụng tiết kiệm diện tích lại có thể ngủ được nhiều cung nữ trên mỗi giường hơn.

Thứ tư là sự khác biệt và làm rõ nhận thức về các quy tắc. Để phân biệt giữa chủ tử và người thấp kém, điều tự nhiên là phải đối xử với họ khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau. Đồng thời, hoàng đế cũng muốn dùng sự phân biệt này để khiến các cung nữ luôn nhớ đến thân phận, khắc chế bản tính và tự giác, biến những cung nữ này trở thành một cỗ máy hoàn toàn nghe lời. Chỉ bằng cách này, các cung nữ mới có thể ghi nhớ trách nhiệm của mình 24/24, và họ đương nhiên sẽ phục vụ hoàng đế tốt hơn.

Dung (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/tai-sao-cung-nu-khi-ngu-khong-duoc-ngua-mat-len-troi-ma-buoc-phai-nam-nghieng-co-chan-lai-cho-dung-neu-khong-se-bi-danh-tintuc791963