Xã hội >> COVID-19 (nCoV)

Vì sao ở chung nhà với bệnh nhân nhưng có người không bị lây nhiễm Omicron?

Thuốc chủng ngừa và vaccine có thể ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong, nhưng có khả năng dẫn đến nhiễm trùng đột phá.

Lucy McBride, một bác sĩ ở Washington, DC (Mỹ) kiêm cộng tác viên y tế của Yahoo News, cho biết nếu trong gia đình có người dương tính với Covid-19, chưa chắc những người khác cũng nhiễm bệnh.

Bệnh nhân Omicron có thể lây cho người khác trong vòng 1 – 10 ngày sau khi nhiễm virus, thường là 24 tiếng trước và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Song, khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào lượng virus mà người bệnh phát tán ra ngoài, điều kiện sống, hệ thống miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người ở chung nhà. 

Vì sao ở chung nhà với bệnh nhân nhưng có người không bị lây nhiễm Omicron?

Ví dụ, tải lượng virus mà mỗi người hít phải từ bệnh nhân không giống nhau. Một người ngủ trong phòng lớn có cửa sổ mở sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn người ngủ chung phòng với bệnh nhân. Tương tự với một người đã tiêm 3 mũi vaccine và còn trẻ, khoẻ mạnh và một người không được tiêm chủng hoặc có bệnh lý nền.

Theo Song Long (SaoStar.vn)




https://saostar.vn/the-gioi/vi-sao-o-chung-nha-voi-benh-nhan-nhung-co-nguoi-khong-bi-lay-omicron-202201231605253393.html