Xã hội

Thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia từ 12/3

Ngày 20-2, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết: Bắt đầu từ ngày 12-3 tới đây, Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận sẽ là 5 tỉnh, thành phố thí điểm về việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

Cục CSGT cho biết từ 12/3, 5 địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận sẽ được thí điểm về việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

"Việc nộp phạt qua mạng được kỳ vọng giúp giảm thời gian, tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời từng bước hoàn thiện Chính phủ điện tử", Trung tá Vũ Anh Điệp, Phó phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, đánh giá.

Thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia từ 12/3

Sau khi thí điểm, người dân có thể sử dụng các dịch vụ trên Cổng DVCQG để nộp tiền phạt, thay vì phải đến các kho bạc, ngân hàng. Ngoài ra, có thể đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ bị cơ quan công an tạm giữ sau khi đã nộp phạt.

Thông qua Cổng DVCQG, người dân có thể sử dụng các dịch vụ để tiến hành nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay vì việc phải trực tiếp đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời có thể đăng ký địa chỉ để nhận lại các giấy tờ bị cơ quan công an tạm giữ sau khi đã thực hiện hoàn thành xong quyết định xử phạt.

Đây chính là mục đích phấn đấu của lực lượng CSGT phục vụ người dân, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức và cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc triển khai thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua Công DVCQG là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, do đo cần sự phối hợp giữa người nộp tiền phạt và các cơ quan quản lý nhà nước như Công an, Kho bạc, Ngân hàng, Đơn vị bưu điện chuyển phát giấy tờ, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (Vinaphone, Viettel…) cũng như trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ được giao của từng đơn vị, cá nhân khi triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng đơn vị.

Từ ngày 12/3/2020, Bộ Công an sẽ tiến hành triển triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến thu lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông đường bộ trên cổng dịch vụ công quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trên cơ sở các kết quả đạt được khi triển khai tại 02 thành phố, Bộ Công an sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai đến các tỉnh, thành phố còn lại.

HP (Nguoiduatin.vn)