Xã hội

Không có chuyện phải có bình cứu hoả mới được đăng kiểm

Đại diện Cục Đăng kiểm vừa khẳng định với chúng tôi rằng không hề có chuyện trang bị bình cứu hoả trên xe ôtô là điều kiện để đăng kiểm.

Đại diện Cục Đăng kiểm vừa khẳng định với chúng tôi rằng không hề có chuyện trang bị bình cứu hoả trên xe ôtô là điều kiện để đăng kiểm.

 

Đối tượng áp dụng của thông tư 57 không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới và việc đưa ra và áp dụng các quy định về kiểm định xe cơ giới là thuộc quyền hạn của Bộ GTVT.

Do đó, hiện nay, Cục Đăng kiểm chỉ chỉ đạo các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc có quy định liên quan tới trang bị bình cứu hoả. Đại diện Cục Đăng kiểm cũng cho biết Cục chỉ kiểm tra về trang bị bình cứu hoả chỉ tiến hành với xe trên 16 chỗ ngồi và những xe téc còn xe cá nhân thì không bị kiểm tra, kiểm định về vấn đề này.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong ngành ôtô, ông Trí cũng đưa ra một số chia sẻ mang tính cá nhân về câu chuỵên bình cứu hoả trên xe hơi. Ông Trí cho rằng việc áp dụng thông tư 57 trên thực tế sẽ mắc một số vấn đề.

Thứ nhất trong thiết kế xe du lịch thông thường sẽ không có chỗ để đựng bình cứu hoả nên nếu để bình cứu hoả ở gầm ghế thì có thể dẫn tới khả năng lăn chèn vào chân ga, chân phanh gây nguy hiểm.
 

Ông Nguyễn Hữu Trí  Cục phó, Cục Đăng kiểm khẳng định không có chuyện trang bị bình cứu hoả trên xe ôtô là điều kiện để đăng kiểm.


Còn khi có sự cố, bình cứu hoả là một vật nặng và nếu không lắp chặt, chèn chặt thì sẽ dẫn tới nguy cơ văng, lắc đập vào người ngồi trong xe gây thương tích.

Ông Trí phân tích rằng thông thường ở xe con (xe du lịch) nếu phát cháy thì thường bắt đầu từ buồng động cơ và trong trường hợp buồng động cơ phát hoả, các chuyên gia đều khuyến cáo người dùng cần tránh xe càng xa càng tốt để tránh nguy cơ nổ.

Do đó, vấn đề đặt ra trong trường hợp như thế, sẽ sử dụng bình cứu hoả như thế nào? Nếu mở nắp máy để chữa cháy, thì khí độc và lửa trong đó sẽ phun ra và người mở sẽ bị thương ngay, đó là chưa kể khi cháy sẽ không thể mở nắp vì rất nóng.

Ngoài ra, việc đặt bình cứu hoả ở đâu cho thật sự an toàn cũng là một câu hỏi không dễ trả lời. Do đó, ông Trí cho rằng với những bất cập như vậy, cần phải có các hướng dẫn cụ thể cho người dân và những hướng dẫn này phải phù hợp với kết cấu, thiết kế của xe.

Liên quan tới vấn đề cháy nổ xe, đại diện Cục Đăng kiểm khuyến cáo do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa.
 
>> CSGT được dừng xe xử lý ôtô không lắp bình cứu hỏa
>> Cục cảnh sát PCCC: "Ôtô chưa lắp bình cứu hỏa không được đăng kiểm"
 
Theo Khánh Hòa (Lao Động)