Xã hội

Cánh lái xe mách nhau cách nhanh nhất để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2020., quy định cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Việc làm này nhằn giảm thiểu tình trạng tai nạn, xảy ra thường niên ở Việt Nam.

Tuy nhiên, với cánh tài xế, trong trường hợp bất khả kháng, lỡ uống vào một chút rượu bia, làm sao để có thể vượt qua máy kiểm tra nồng độ cồn?

Thông thường, người ta thường kháo nhau một số mẹo để làm hết nồng độ cồn như nhai kẹo cao su, đánh răng,... Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm, bởi với khoa học công nghệ hiện đại, biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời.

Cánh lái xe thường mách nhau một số cách làm hết nồng độ cồn thường thấy:

Nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng

Những vật dụng này có thể che được mùi của rượu, đặc biệt là kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu. Bên cạnh đó, nó kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Thế nhưng, cao su, nước xịt miệng không thể thay đổi được lượng cồn trong hơi thở đẩy lên từ phổi. Đây chỉ là giải pháp tạm thời làm mất đi mùi rượu và nồng độ cồn vẫn còn tồn tại.

Cánh lái xe mách nhau cách nhanh nhất để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở

Làm giảm nồng độ cồn bằng hút thuốc lá

Thực chất, việc hút thuốc lá còn làm tăng thêm nồng độ cồn, bởi thuốc lá khi đốt sẽ sinh ra khí acetal dehyde, đây là chất mà máy đo xác định nồng độ rượu trong máu. Vì vậy, cách này không nên đâu nhé, không những tổn hại Sức Khỏe mà còn khiến bạn nhanh chóng ký vào biên bản vi phạm về rượu bia hơn nữa.

Ngậm đồng xu để qua mặt máy thổi

Tài xế hay kháo nhau, lượng đồng trong đồng xu sẽ vô hiệu hóa lượng cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, phân tử rượu tới từ sâu trong phổi nên cách này sẽ không thành công.

Làm giảm nồng độ cồn bằng cách thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi

Theo nghiên cứu của Đại học Linköping, Thụy Điển chỉ ra rằng vận động cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây ngay trước khi kiểm tra đúng là có thể làm chỉ số đo được giảm đi 10%. Vậy nhưng, phương pháp này có thể khiến người thực hiện chóng mặt do thiếu oxy và không thể vượt qua các bài kiểm tra say rượu khác. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, nín thở 30 giây trước khi thổi vào máy có thể làm chỉ số đo tăng lên 15,7%.

Thổi nhẹ vào máy hoặc hít ngược vào phổi

Người ta tin rằng, khi thổi nhẹ hoặc hít ngược vào phổi thì sẽ tránh được bị phát hiện nồng độ cồn trong máu. Việc làm này giúp lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch, máy sẽ cho ra kết quả bình thường và bạn sẽ thoát khỏi kiểm tra một cách nhanh chóng.

Cánh lái xe mách nhau cách nhanh nhất để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở - 1
Thực tế thì cách này không thành công vì loại máy đo cảnh sát dùng được trang bị cảm biến áp suất có thể phát hiện chuyển động của luồng khí. Bởi, khi không có đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra kết quả. Và ký vào biên bản vi phạm là điều tiếp theo mà tài xế làm sau khi áp dụng những cách trên.

Đánh răng, súc miệng trước khi lái xe

Đánh răng, súc miệng thật kỹ sau khi uống rượu bia cũng là một trong những Cách làm mà người ta hay sử dụng. Tuy nhiên, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Thực tế, hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Chú ý, một số loại kem đánh răng còn chứa cồn, vì thế nó sẽ gây tác dụng ngược lại.

Theo Quang Dương (Báo Dân Sinh)




http://baodansinh.vn/canh-lai-xe-mach-nhau-cach-nhanh-nhat-de-lam-het-nong-do-con-trong-hoi-tho-20200103091101805.htm