Video

Những kỷ vật lịch sử của lực lượng công an

1.700 hiện vật bao gồm súng đạn, trang phục, giấy tờ và nhiều mô hình gắn với thời kỳ phát triển của lực lượng Công an nhân dân tại Bảo tàng số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội).

1.700 hiện vật bao gồm súng đạn, trang phục, giấy tờ và nhiều mô hình gắn với thời kỳ phát triển của lực lượng Công an nhân dân tại Bảo tàng số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội).

Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an) vừa tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp bảo tàng Công an nhân dân tại tòa nhà số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội). Đây là một trong những công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

 

Tượng đài Bác Hồ trong quần thế kiến trúc bảo tàng được đặt ở vị trí trang trọng ngay tầng 1.

 

Hệ thống trưng bày bên trong gồm 3 chủ đề tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử. Chủ đề thứ nhất: Công an nhân dân (CAND) Việt Nam ra đời bảo vệ chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Chủ đề thứ hai: CAND trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chủ đề thứ ba: CAND trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

Nhiều thế hệ trẻ trong ngành đến tham quan bảo tàng. Trong ảnh là sa hình khu vực tập trung nhiều cơ quan công an tại Hà Nội.

 

Đây là sa hình địa điểm đóng quân của Nha công an Trung ương (1947-1950). Tháng 4/1947 Nha công an Trung ương đóng quân tại thôn đồng Đon, sau chuyển về thông Lũng Cò, Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang và đóng quân đến tháng 9/1950. Tại đây Nha công an liên tục mở các lớp huấn luyện cán bộ, chiến sĩ. Năm 1999 khu di tích lịch sử Nha công an Trung ương được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.

 

Hình ảnh công an xưởng Nam Bộ trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 2/1947 lực lượng này được thành lập để sửa chữa, phục hồi sản xuất vũ khí đáp ứng nhu cầu cho cán bộ công an ở Nam Bộ tham gia kháng chiến. Đây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn, phá thế bao vây của địch thể hiện tinh thần chủ động, tự lực cánh sinh của công an Nam Bộ.

 

Ngoài ra bảo tàng còn trưng bày những hiện vật quý giá trong suốt chiều dài thành lập và phát triển cửa lực lượng công an. Trong ảnh là một số sản phẩm do công an xưởng Nam Bộ sản xuất phục vụ chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

 

Chiếc súng carbin của đồng chí Hoàng Hữu Kháng từng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 

Súng ngắn Pberetta do Italia sản xuất của đội trinh sát thị xã Long Khánh.

 

Hình ảnh dép cao su được lực lượng công an dùng trong những ngày đầu Cách mạng tháng 8 năm 1945.

 

Quần sooc nam và áo sơ mi ngắn tay được lực lượng công an dùng trong những ngày đầu cách mạng tháng 8 năm 1945.

 

Hình ảnh phía trên là tín phiếu của tổ chức phản động Quốc dân Đảng bị lực lượng an ninh Việt Nam tịch thu.

 

Các chiến sĩ công an trẻ thuộc lực lượng cảnh vệ đến tham quan Bảo tàng Công an nhân dân.

 

Ngoài khu trưng bày ở tầng 1, phía trên tầng 2 cũng có rất nhiều hiện vật có giá trị gắn với các thời kỳ lịch sử phát triển của lực lượng Công an nhân dân.

 

Một số hình ảnh trong kế hoạch phản gián CM 12 (từ tháng 5/1981 - 8/1988).

 

Lực lượng an ninh Sài Gòn, Gia Định chiếm lĩnh bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia hải cảng ngụy ngày 30/4/1975.

 

Thùng đựng đạn của cụm điệp báo A10, Ban an ninh Sài Gòn Gia định sử dụng tài liệu phục vụ công tác từ năm 1973 - 1975.

 

Chiếc máy ảnh Praktica-VLC 2 được lực lượng kỹ thuật sử dụng để chụp ảnh dấu vết, hiện trường các vụ án từ 1960 - 1972.

 

Một số hình ảnh trong chuyên án PY 27 (tháng 5/1961).

 

Mô phỏng hình ảnh người lính bảo vệ tính mạng, tài sản người dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không ngày 18/12/1972 tại Hà Nội.

 

Hành trang của người chiến sĩ Công an nhân dân lên đường chi viện cho an ninh miền Nam.

 

Những chiếc huân huy chương của lực lượng Công an nhân dân được Đảng, Chính Phủ, Nhà nước trao tặng qua các thời kỳ.


Theo Lê Hiếu (Zing.vn)