Video

Người Trung Quốc đốt vàng mã, ăn thịt vịt đón Vu Lan

Người dân nhiều vùng ở Trung Quốc đón lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch với tục lệ riêng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất.

Người dân nhiều vùng ở Trung Quốc đón lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch với tục lệ riêng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất.

Trước đây, trong thời gian chiến tranh, người dân nam Trung Quốc tổ chức lễ hội sớm hơn một ngày để tránh bị kẻ thù tấn công trong những ngày không may mắn. Tục lệ này vẫn được tiếp nối cho tới ngày nay. 

Nguoi Trung Quoc dot vang ma, an thit vit don Vu Lan hinh anh 3

Lễ Vu Lan là một trong số những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên của người Trung Quốc cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trùng Cửu. Tại tỉnh Giang Tây và tỉnh Hồ Nam, lễ Vu Lan được coi là quan trọng hơn cả Tết Thanh Minh và Tết Trùng Cửu. 

Nguoi Trung Quoc dot vang ma, an thit vit don Vu Lan hinh anh 4

Vịt được bán tại một thị trấn ở thành phố Liễu Châu, khu tự trị dân tộc Tráng ở Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, ngày 4/9. Người dân Quảng Tây có phong tục ăn thịt vịt trong tết Trung Nguyên vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm. Ảnh: ECNS.

Nguoi Trung Quoc dot vang ma, an thit vit don Vu Lan hinh anh 5

Trong hơn 10 năm trở lại đây, tết Trung Nguyên trở thành dịp bán vịt lớn nhất trong năm ở khu vực Quảng Tây. Ngoài những nghi lễ đặc biệt để trừ ma quỷ, người dân cũng dâng cỗ cúng để tưởng nhớ tổ tiên và tổ chức ăn uống linh đình vào buổi tối trong ngày. Ảnh: ECNS.

Nguoi Trung Quoc dot vang ma, an thit vit don Vu Lan hinh anh 6

Một phụ nữ đốt nhang trước hình nộm Chung Quỳ, vị thần diệt yêu trừ tà trong truyền thuyết dân gian, tại một bệ thờ được dựng tạm trong lễ Vu Lan ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 2/9. Ảnh: AP.

Nguoi Trung Quoc dot vang ma, an thit vit don Vu Lan hinh anh 7

Một phụ nữ đốt tiền âm phủ trong lễ Vu Lan trên đường phố Hong Kong, Trung Quốc, ngày 4/9. Vào đêm rằm tháng 7, người dân đốt vàng mã cho ông bà tổ tiên và các vong hồn. Trong những năm gần đây, những đồ vàng mã như nhà, ôtô, túi xách, iPhone có kiểu dáng cầu kỳ cũng phổ biến ở Trung Quốc. Ảnh: AP.

Theo Tuyết Mai (Tri Thức Trực Tuyến)