Video

Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua'

Phật thủ là một loại cây "khó tính", phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. Dịp Tết năm nay, loại cây này không được mùa so với năm ngoái.

Xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là vùng trồng phật thủ có tiếng. Đây là nơi cung cấp loại quả này khắp cả nước, nhất là dịp Tết đến, Xuân về.

Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua'
Người dân ở xã kể rằng, cách đây 20 năm, ở làng có 2 người đàn ông đã lên rừng đưa giống phật thủ về trồng cho tới ngày nay. Loại quả này đã trở thành nguồn thu nhập chính của hơn 90% hộ dân nơi đây.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 1
10 năm trở lại đây, việc trồng cây phật thủ ở Đắc Sở trở nên phổ biến và phát triển hơn. Tuy nhiên vì diện tích đất thu hẹp, nên người ở xã này phải thuê đất ở các xã lân cận để canh tác.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 2
Là người trồng phật thủ với hơn 10 năm kinh nghiệm, ông Nguyễn Quang Hòa (thôn Trung Kỳ, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức) cho biết: "Cây phật thủ rất "khó tính", nếu không biết chăm sóc thì rất khó đạt được theo ý mình. Đã có nhiều người ở các vùng khác đến vùng Đắc Sở lấy giống cây ở đây về trồng nhưng đều thất bại.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 3
"Phật thủ là loại cây ưa chuộng đất cát pha, loại đất dễ dàng thoát nước được. Bên cạnh đó, khí hậu phải mưa thuận gió hòa. Nếu lạnh quá thì quả không phát triển được, mưa nhiều thì thối cây. Năm nay thời tiết không phù hợp, nên không được mùa như năm ngoái. Giống cây này hợp với mưa tự nhiên, chỉ cần 1 tháng mưa khoảng 2 lần sẽ cho quả đẹp và trơn bóng", ông Hòa cho biết.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 4
Ngoài ra, ông Hòa cũng cho biết phật thủ là loại cây có nhiều bệnh: thối củ, nhện đỏ hút chất khiến cây bị lá vàng, rầy mềm chích hút nhựa… do đó, yêu cầu về khâu chăm sóc phải tỉ mỉ và theo dõi thường xuyên.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 5
Mặt khác, hoa phật thủ ra muộn hay sớm hơn 1 tuần cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quả.

Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 6

Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 7
Hiện tại, ông Hòa trồng khoảng 2 mẫu phật thủ, với khoảng 5.000-6.000 quả đã được các tiểu thương đặt ngay tại vườn.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 8
Ông Điệp, xã Đắc Sở trồng 1ha cây phật thủ. Ông cho biết, loại cây này trồng khó, chi phí nhiều mà lãi chẳng đáng bao nhiêu.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 9
Phật thủ cho quả quanh năm. Tuy nhiên để phục vụ dịp Tết Nguyên đán, người nông dân phải "ép" theo kỹ thuật để quả sai hơn, năng suất cao hơn.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 10
Theo kinh nghiệm của người trồng, một quả phật thủ đẹp phải là: to trái, tròn trái, các ngón của quả phật thủ phải đều, nhiều ngón, ngón to nhô lên, đường kính rộng thì mới đẹp.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 11
Chính vì thế phật thủ rất khó có giá cố định. Có quả chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng, nhưng cũng có quả đến vài triệu đồng, phụ thuộc rất nhiều vào hình thức quả và mục đích người sử dụng.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 12
Phật thủ là loại quả thường phổ biến ở miền Bắc. Được bày trên mâm ngũ quả hoặc thấp hương hơn là để ăn. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 13
Phật thủ có hình thù như bàn tay phật, thuộc họ cam quýt nên vỏ cũng như thân cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tương tự như các loại quả cùng họ.
Làng Phật thủ Đắc Sở: 'Tết này không được như Tết qua' - 14
Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

Theo Nguyễn Hà (Vov.vn) 




https://vov.vn/xa-hoi/lang-phat-thu-dac-so-tet-nay-khong-duoc-nhu-tet-qua-831769.vov