Video

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt"

Không biển hiệu, nhưng quán "chè đèn dầu" của ông bà Tư lúc nào cũng hút khách. Có những khách quen ăn chè hơn chục năm, cũng có những người lần đầu tiên đến vì "nghe danh"...

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt"
Nếu thường xuyên đi qua đoạn đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) mỗi độ chiều tối thì chắc chắn sẽ nhìn thấy gánh “chè đèn dầu” của ông bà Tư ngay bên vỉa hè. Gọi là quán cho sang nhưng không gian quán “chè đèn dầu” của ông bà Tư chỉ vỏn vẹn một tấm gỗ được kê làm bàn, đặt các vật dụng và vài chiếc ghế nhựa cho khách. Dù không gian nhỏ và nằm trên vỉa hè, nhưng quán lúc nào cũng tấp nập khách, đông nhất là vào giữa khuya.
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 1
Theo bà Tư, ông bà mở quán chè từ năm 1976. “Ngày đó tôi được người bạn chỉ cho làm chè mang ra vỉa hè bán kiếm tiền lo cho gia đình. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ bán đỡ một thời gian cho qua khó khăn nhưng nó như cái nghiệp gắn vào hai vợ chồng. Kể từ ngày làm công việc này, tôi và chồng chưa nghỉ một ngày nào cả” - bà Tư tâm sự
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 2
Bình thường mọi người thường bắt gặp hai ông bà dùng xe đẩy những nồi chè nóng hổi vừa mới nấu ở nhà xong mang ra vỉa hè quen thuộc trên đường Nguyễn Kiệm để bán. Nhưng giờ đây sức khỏe của ông đã yếu nên thỉnh thoảng ông mới ra, phần lớn nhờ cậy vào cô con dâu của bà.

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 3

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 4
Hằng ngày, cứ đúng 9h tối quán chè của ông bà Tư mới dọn hàng, nhưng chỉ chừng ít phút sau khách đã đến xếp hàng đông đợi đến lượt ăn tại chỗ hoặc mua về. Người này ăn xong chưa kịp đứng lên thì đã có người khác đứng đợi chỗ ngồi. Cứ như vậy, đôi tay thoăn thoắt của bà không bao giờ ngừng vì lượng khách đến liên tục. 
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 5
Cây đèn dầu là đặc điểm khác biệt giữa quán của ông bà Tư với những quán chè khác. Lý giải vì sao có tên “chè đèn dầu” bà Tư giải thích: “Ngày xưa, khi chỗ này còn hoang vắng, đèn đường vẫn còn le lói nên tôi phải trưng đèn dầu, mãi đến bây giờ vẫn giữ thói quen này”. 
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 6
Quán bán 5 loại chè: chè đậu trắng, chè trôi nước, chè hoa cau (táo xọn), chè chuối chưng và chè đậu xanh bột bán. Tất cả công đoạn chuẩn bị đều do một tay ông bà Tư thực hiện. Các bước ngâm đậu, nhồi bột được làm trước. Khoảng 4h chiều bắt đầu nấu đến 8h tối hơn là hoàn tất.

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 7

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 8
Chén chè ông bà Tư tuy đơn giản nhưng đặc biệt, hầu hết chè được nấu với vị ngọt vừa phải dịu nhẹ, nước cốt dừa đặc nhưng không quá béo,... Có lẽ chính vì luôn coi trọng hương vị truyền thống, giản dị của người dân Sài Gòn mà hơn 40 năm qua, những chén chè thanh mát ở đây vẫn níu chân biết bao thực khách.
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 9
Chị Lan Anh (Gò Vấp) chờ nhận chè của ông bà Tư, chia sẻ: “Chè ông bà Tư thì khỏi chê rồi, ăn miết thành quen. Mỗi lần tôi mua cả 7,8 bịch cho mọi người trong nhà. Mà đến bà Tư mua chè vui lắm, bà hay cười, lại hiền nữa. Tôi thấy nhiều người đến mua, phần vì chè ngon, phần khác cũng vì muốn ủng hộ ông bà”.
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 10
Hơn 40 năm trôi đi, từ những ngày đầu đường phố vắng xe cộ, thưa thớt nhà cửa cho đến bây giờ đông đúc nhộn nhịp, quán chè của hai vợ chồng tuổi ngoài thất thập cổ lai hi vẫn lặng lẽ tồn tại nép mình ở một góc nhỏ.
Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt" - 11
Mặc dù hiện nay, những món chè hiện đại càng ngày càng “bành trướng” nhưng những gánh chè truyền thống vẫn luôn hấp dẫn được một lượng khách nhất định bởi hương vị ngọt ngào khó quên.

Theo A.T-M.T (Lao Động)