Video

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà

Công tác nạo vét bùn nhiễm dầu, xử lý nước dẫn vào Nhà máy nước sạch Sông Đà vẫn đang được tiến hành khẩn trương, cẩn thận. Các chuyên gia nhận định đây là nhiệm vụ khó, không thể dễ dàng xử lý trong ngày một ngày hai.

Ngày 26/10 tại mương dẫn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà (huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình), công tác hút bùn nhiễm dầu thải đã được tích cực triển khai. Nhiều thiết bị chuyên dụng đã được huy động để hút bùn nhiễm dầu từ đáy kênh dẫn nước của nhà máy, độ sâu tầm 3m. Dự kiến, khu vực thực hiện nạo vét, hút bùn khu vực nhiễm dầu dài khoảng 4km, từ đầu nguồn suối Trâm đến mương dẫn nước mặt sông Đà.

Clip: Nạo vét bùn trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà

Lượng bùn ô nhiễm sau khi được hút lên sẽ chảy theo các ống dẫn bùn được lắp đặt sẵn để đẩy thẳng bùn lên bờ. Sau đó, bùn sẽ được bơm vào một ao tạm nằm cạnh mương dẫn nước, dưới đáy ao được lót bạt chống thấm tránh bùn ngấm ra ngoài.

Khi ao chứa đầy, bùn sẽ được chuyển qua các ống kỹ thuật. Nước thấm ra ngoài, bùn cát được giữ lại để xử lý sau.

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà
Những ống kỹ thuật dẫn bùn thải lên các ao chứa tạm

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 1

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 2
Các ao chứa cạnh mương nước.
Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 3
Công tác nạo vét, xử lý bùn thải diễn ra khẩn trương

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 4

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 5
Biển báo khu vực nguy hiểm

Ông Lê Anh Tú - Chuyên gia Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đề xuất nhà máy đào những khối đất đá bị nhiễm dầu về điểm tập kết và được lót bạt ngay tại nhà máy để chờ cơ quan chức năng đến thẩm định, xem số chất thải này có nguy hại hay không. Nếu kết quả tốt nhà máy mới cho đơn vị chở đi, còn không thì phải chờ đơn vị chức năng xử lý theo hình thức chất thải nguy hại".

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 6
Ông Lê Anh Tú

Viện Nghiên cứu công nghệ và Phân tích môi trường cũng tiến hành lấy mẫu bùn dưới lòng kênh dẫn nước vào Nhà máy nước Sông Đà để kiểm nghiệm. Mẫu vật được lấy tại 3 điểm: ven bờ kênh dẫn nước, bùn dưới lòng kênh và bùn hút vào trong ao. Việc lấy mẫu sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày.

Còn tại khu vực đổ dầu thải ở đầu nguồn suối Trâm, việc nạo vét thu gom đất đá đang được triển khai, tuy nhiên ở đây vẫn còn nồng nặc mùi dầu thải. Mặc dù đã được đào xuống khá sâu, tuy nhiên theo quan sát, trên bề mặt nước vẫn còn nổi lên nhiều váng dầu.

Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 7
Các kỹ thuật viên lấy mẫu nước và bùn từ mương nước
Cận cảnh nạo vét bùn nhiễm dầu trong mương dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà - 8
Khu vực đầu nguồn suối Trâm vẫn còn mùi dầu nồng nặc

Ông Lê Anh Tú cho biết: "Để khắc phục hậu quả này, theo nhận định của chúng tôi là tương đối khó. Về cơ bản lượng dầu trên sông đã được khắc phục ở mức độ nhất định".

Trước đó đêm 8/10, một nhóm người đổ trộm dầu thải tại khe núi xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn. Trời đổ mưa lớn khiến dầu chảy xuống suối Trâm, rồi lan xuống kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sông Đà.

Sáng 9/10, Công ty nước sạch sông Đà đã thuê khoảng 50 người dân vớt dầu. Họ vớt được khoảng 100 lít váng dầu lẫn nước, 7 bao tải cỏ và rác dính dầu, 4 m3 khối cát trộn dầu.

Sự cố khiến khoảng 250.000 hộ dân Hà Nội bị đảo lộn vì thiếu nước sạch.

Theo Tùng (Trí Thức Trẻ)