Video

Cả làng tổ chức kén rể cho nữ tướng

Đến hẹn lại lên, vào mùng 2/2 âm lịch (27/2) người dân làng Đường Yên (Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) lại mở hội kén rể để tưởng nhớ ngày sinh nữ tướng Lê Hoa, người có công phò giúp Hai Bà Trưng.

Đến hẹn lại lên, vào mùng 2/2 âm lịch (27/2) người dân làng Đường Yên (Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) lại mở hội kén rể để tưởng nhớ ngày sinh nữ tướng Lê Hoa, người có công phò giúp Hai Bà Trưng.

Truyền thuyết kể rằng, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa (năm 40-43), làng Đường Yên có người con gái tên là Lê Hoa tuổi 17-18 vẫn chưa lấy chồng mà đi theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. 

Bà chiêu mộ quân sĩ ở các nơi và về Đường Yên làm lễ khao quân vào ngày 25 tháng chạp. Khi đất nước thanh bình, bà Lê Hoa vinh qui bái tổ về làng Đường Yên thì “kiếm gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Vì là nữ tướng nên khi nước nhà không còn khói lửa đao binh thì phải làm tròn bổn phận của người con gái là đi lấy chồng. Và lễ hội “kén rể” ra đời từ đó.

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội
Ông Nguyễn Minh Tự (74 tuổi) phụ trách truyền dạy lễ nghi cho lớp trẻ 

Trước khi diễn ra lễ hội khoảng một tháng, các thành viên trong làng đã chuẩn bị và tập luyện công phu. Việc chọn người tham gia được tiến hành kỹ lưỡng.

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Người đóng vai đức Thánh bà Lê Hoa phải là người đẹp song toàn, chưa có chồng, học hành giỏi giang, gia đình êm ấm

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Năm nay, em Đào Thị Vân Anh (17 tuổi) được lựa chọn đóng vai nữ tướng Lê Hoa

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Còn hai chàng rể phải là thanh niên trong làng, tuấn tú, thuận đường học hành, chưa có gia đình. Hai em Nguyễn Hữu Đạt và Kiều Công Sơn (đều 17 tuổi) được lựa chọn làm rể

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Đúng 14h, cuộc thi kén rể bắt đầu

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Mở màn là lễ vinh quy bái tổ của nữ tướng Lê Hoa

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Kế đến là phần thi kén rể độc đáo của hai chàng trai phe Hậu và phe Bắc.

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

3 vị giám khảo những người "cầm cân, nảy mực" lựa chọn ra chàng rể xứng đáng

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Phần thi văn chương: 2 chàng trai phải đứng ra đọc vè ứng đối thi tài

4 phần thi gồm: Thi cày, câu ếch, chõng chó (chọc cho chó sủa), bắt trạch trong chum. Đây đều là thú chơi dân gian đồng thời cũng là để dạy con cháu ngàn đời siêng năng lao động. 

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Thi “đi cày” mở đầu cho hội thi canh nông

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Người đóng giả trâu đi cày bắt buộc phải là phụ nữ

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Ngay sau đó là phần thi “câu ếch”, đây là một thú vui tao nhã của người dân khi đất nước thanh bình

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Ai cũng biết chó và giềng kỵ nhau nên khi chó ngửi thấy mùi giềng thì dù có chọc đến đâu nó cũng không kêu. Người thi phải dùng mẹo làm cho con chó phải kêu

“Cọng giềng chọc chó kêu to/Ai người thắng cuộc vú mo được vời”. Trong phần thi này, bên nào làm chó kêu trước sẽ giành phần thắng. 

Gây được nhiều tiếng cười nhất trong lễ hội là phần thi “bắt chạch trong chum”. Đây là phần thi thể hiện sự hòa hợp âm dương với mong muốn vạn vật sinh sôi, mùa màng tươi tốt.

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Thanh niên giả gái có nhiệm vụ cản trở hai chàng rể bắt chạch trong chum

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Bằng những hành động “đáng yêu” họ đã làm cho nhiều người phải cười nghiêng ngả

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Sau các phần thi, chàng trai Nguyến Hữu Đạt đã dành chiến thắng nên được phong tặng quần áo, chức tước và chọn làm rể quý

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Như nhiều lễ hội khác, lễ hội kén rể Đường Yên cũng chứa đựng những câu chuyện, truyền thuyết về nhân vật được thờ - nữ tướng Lê Hoa

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

hội kén rể, Đông Anh, Hà Nội

Lễ hội thu hút cả nghìn người tham gia

Theo Trần Thường (VietNamNet)