Video

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn

Đường phố vắng người qua lại khiến những người bán vé số, xe ôm,... mưu sinh ở Sài Gòn trở nên chật vật hơn. Ngồi cả ngày đội nắng, dầm mưa chỉ bán được vài tờ vé số, xe ôm thì chẳng có ai đi.

"Trông chờ vào cơm từ thiện hoài sao được, ai cũng có lòng tự trọng"

Những ngày này, đường phố Sài Gòn thưa thớt xe cộ vì đang trong thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19.

Cũng từ thời điểm ấy, những người lao động nghèo ở Sài Gòn càng chật vật hơn. Đặc biệt là những cô bác bán vé số, chạy xe ôm, bán hàng rong,... ngồi phơi nắng, chịu gió mưa nhưng chẳng mấy ai ghé lại.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn
Phố đi bộ Nguyễn Huệ vắng bóng người trong thời điểm giãn cách xã hội
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 1
Chú Sơn bán vé số trên đường Lê Duẩn, trước toà nhà Diamond. Chú Sơn cho biết những ngày qua phải trả vé số vì bán không hết, đường phố vắng người nên cũng ít khách mua

Dịch bệnh bùng phát, nguy cơ bị nhiễm bệnh của những cô bác bán vé số, xe ôm,... luôn cao vì phải tiếp xúc nhiều người ngoài đường. Tuy nhiên vì nỗi lo cơm áo gạo tiền, họ phải chấp nhận rủi ro có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào.

"Cực chẳng đã những người lao động nghèo như tôi mới bán mặt ra đường để mưu sinh, bởi nếu ở nhà thì lấy gì để sống hàng ngày. Trông chờ vào cơm từ thiện hoài sao được, ai cũng có lòng tự trọng mà", bà Nguyễn Thị Yến (66 tuổi, bán hàng rong ở Quận 1) chia sẻ.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 2

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 3

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 4
Cô Yến chia sẻ bán hàng rong ở Quận 1 mấy chục năm nay cũng nhận thấy đợt giãn cách xã hội lần này gặp nhiều khó khăn hơn. Chật vật lắm cô mới bán được vài chai nước

Hầu hết những người bán vé số, hàng rong, xe ôm truyền thống là những cô bác đã lớn tuổi, nên việc đi lại cũng khó khăn hơn nhưng họ vẫn cố bám víu ngoài đường để có tiền ăn qua bữa.

Một chân sưng húp như đòn bánh tét, phải chống gậy lê từng bước trên đường bán vé số, cụ ông tên Nguyễn Văn Dũng (76 tuổi) cho hay, những ngày qua đi cả buổi chỉ bán được vài tờ vé số. Nếu bán không hết thì số tiền nợ đại lý không biết khi nào mới trả hết.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 5
Ông Dũng với đôi chân đi khập khiễng lại càng gặp nhiều khó khăn hơn trong mùa dịch lần này

"Mặc dù chân đau nhưng hàng ngày vẫn phải đi bán, chứ nghỉ ngơi không được, nghỉ là không có tiền ăn, tiền trả nợ. Tôi nợ đại lý vé số 2 triệu đồng, mỗi ngày phải kiếm được 30.000 đồng để trả góp. Mấy hôm nay dịch bệnh nên mọi người ít ra đường hơn nên bán ế lắm con", ông Dũng ngậm ngùi.

Theo lời ông Dũng, ông bán vé số từ hồi 2.000 đồng/vé, nay lên 10.000 đồng/vé, tính ra đã gần 20 năm.

Dạo một vòng trung tâm Thành phố, dễ dàng bắt gặp những hoàn cảnh bán vé số chật vật mời gọi người mua nhưng hầu như ít khách ghé lại.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 6
Chú xe ôm đậu bên chợ Bến Thành, Quận 1 ăn cơm trưa

Không chỉ những người bán vé số, những chú xe ôm truyền thống cũng rơi vào cảnh tương tự khi ngồi cả ngày chẳng có cuốc xe nào. Ăn uống hàng ngày phải nhờ cơm từ thiện mới vượt qua được những ngày tháng dịch bệnh, giãn cách xã hội.

"May mà nhờ có cơm từ thiện nên cũng cứu đói được qua ngày, từ khi mọi người hạn chế ra đường nên ế khách lắm, chú ngồi cả ngày đây mà không có ai tới ủng hộ. Trước đó hay chở mấy người đi chợ nhưng nay họ đi chợ một lần nên không kiếm được đồng nào", chú xe ôm bên đường Hai Bà Trưng, Quận 1 chia sẻ.

Cả buổi sáng không bán được một bó hoa

Ngồi bên đường cùng chiếc xe đạp hàng rong lấp ló ánh nắng dưới tán cây, cô Ba (66 tuổi, quê Bình Định) chia sẻ vì không thể về quê trước thời điểm giãn cách xã hội nên phải bươn chải ra đường để mưu sinh ở Sài Gòn.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 7
Cô Ba bên chiếc xe đạp hàng rong ngồi bán bên lề đường Lý Tự Trọng, Quận 1

"Khi biết chuẩn bị giãn cách xã hội để chống dịch, tôi gọi xe về quê nhưng xe về Bình Định đã ngưng chạy nên đành phải ở lại. Khi ở lại phải ra đường mưu sinh nhưng ít người ra đường nên mấy ngày nay tôi bán không được, những ngày tới không biết sao đây...", cô Ba chia sẻ.

Do phải ra đường và tiếp xúc nhiều người hàng ngày nên cô Ba cũng tự trang bị cho mình kính ngăn giọt bắn để phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 8
Hai cụ bà bán vé số và bán chuối ngồi trò chuyện bên vỉa hè rồi nhìn xa xăm ra đường vắng người với tâm trạng khá buồn vì chẳng có khách nào ghé
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 9
Cụ bà bán vé số ngồi vỉa hè đường Lê Thánh Tôn cả buổi sáng mà không có ai ghé khiến bà buồn bã. Do chân bà không thể đi lại được nữa nên phải ngồi xe lăn mỗi khi di chuyển
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 10
Bán vé số là phao cứu sinh của những người nghèo nhưng mùa dịch càng thêm khó khăn hơn
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 11
Sài Gòn đợt này lúc nắng lúc mưa nên việc mưu sinh của người lao động nghèo càng vất vả hơn
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 12
Một phụ nữ thu mua ve chai trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1 trong những ngày giãn cách xã hội
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 13
Những người bán hàng rong luôn đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh vì thường tiếp xúc nhiều người
Ảnh: Xót xa những phận đời chật vật mưu sinh trong những ngày giãn cách xã hội ở Sài Gòn - 14
Cô Võ Thị Lan (62 tuổi) bán hoa gần chợ Bến Thành ngồi nhìn xa xăm ra đường chia sẻ, nguyên buổi sáng không bán được hoa nào. "Dịch bệnh khiến nhiều hàng quán cũng đóng cửa, đường phố vắng người nên việc buôn bán của tôi cũng ảnh hưởng theo", cô Lan chia sẻ

Theo Tứ Quý (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/anh-xot-xa-nhung-phan-doi-chat-vat-muu-sinh-trong-nhung-ngay-gian-cach-xa-hoi-o-sai-gon-16121120623595642.htm