Video

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an

Vào ngày Rằm 12 Âm lịch, nhiều nam thanh nữ tú đã chọn chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy - ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên để gửi gắm những tâm tư cùng hy vọng "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi".

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an
Trong ngày Rằm tháng Chạp 12 Âm lịch, chùa Hà (phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - ngôi chùa được mệnh danh cầu duyên linh thiêng nhất miền Bắc, đón hàng trăm lượt khách, đủ lứa tuổi, đến cầu duyên và cầu bình an trong năm mới. Từ cổng chùa, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 phường Dịch Vọng đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 1
Đối diện cổng chùa là dãy hàng bán hương vàng kèm hoa hồng, đặc biệt là "dịch vụ" viết sớ, sắp lễ cầu duyên, cầu công danh - tài lộc

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 2

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 3

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 4

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 5
Cô Oanh, chủ một sạp hàng cho biết, bộ lễ trầu cau, tiền vàng và đặc biệt là hoa hồng được bán rất chạy. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Những người viết sớ thuê thì luôn sẵn sàng viết những lá sớ cầu xin trời Phật gắn kết người này với người kia, xin mặn nồng, bền lâu theo ý của những người đến cầu duyên. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà thứ nào cũng đi theo đôi, theo cặp
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 6
Ngoài phát loa, Ban quản lý di tích đình chùa Hà cũng dựng nhiều bảng thông báo, đề nghị quý khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình hành lễ, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người xung quanh khi ra vào lễ tại đình chùa
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 7
Người dân đều nghiêm chỉnh rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang trước khi vào hành lễ tại chùa
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 8
Đến gần trưa, lượng người đổ về chùa Hà ngày càng đông. Về lí do xây dựng chùa Hà có hai truyền thuyết đều gắn với vua Lý Thánh Tông. Nhưng tuyệt nhiên không hề có truyền thuyết nào liên quan đến việc tình yêu đôi lứa. Lịch sử ghi lại rằng, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con. Người đã cầu tự vào ngày 7/7 ở một ngôi chùa, nhờ đó mà sinh ra Thái tử Càn Đức. Tuy nhiên người đời vẫn hay "rỉ tai" nhau qua năm tháng, "thêu dệt" nên hình ảnh chùa Hà gắn liền với đường tình duyên. Người nọ mách người kia, người kia lại mách với người khác nên chẳng hiểu sao nơi đây bỗng trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng.
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 9
Mâm lễ chỉn chu bao gồm thẻ hương, tiền vàng, hoa tươi, nến, bánh kẹo, hoa quả tươi và đặc biệt là sớ
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 10
Với niềm tin cầu tình duyên, nhiều nam thanh nữ tú đã chọn chùa Hà để gửi gắm những tâm tư cùng hy vọng "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi". Ngoài việc cầu duyên, ngôi chùa còn nổi tiếng "cầu gì được nấy". Quanh năm du khách thập phương đến chùa cầu bình an, cầu sức khoẻ, cầu lộc, cầu tài

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 11

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 12

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 13
Có rất nhiều câu chuyện cầu tình duyên toại nguyện tại chùa Hà được các đôi nam nữ kể lại trong hạnh phúc. Người thì vừa đi lễ về chỉ sau 1 tháng đã có người yêu. Người lại kể đi chùa Hà cầu duyên chỉ nửa năm sau thì lấy được người như ý. Dù chưa được kiểm chứng, nhưng bản thân người làm lễ cầu duyên tại chùa Hà cũng sẽ vơi bớt những "nỗi khổ tình", cảm thấy được che chở, sớm mở lòng để có thể gặp được nhân duyên mới tốt lành

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 14

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 15

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 16

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 17

Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 18
Mọi người đều chắp tay thành tâm, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến sau một năm nhiều biến cố
Ảnh: Ngày Rằm cuối cùng của năm, nam thanh nữ tú về chùa Hà cầu tình duyên và bình an - 19
Sau khi khấn vái xong, người dân sẽ hoá vàng ngay bên trong khuôn viên chùa

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà. Trước kia chùa Hà thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).

Trải qua nhiều thăng trầm, chùa Hà mang nhiều tàn tích của nét đẹp cổ xưa. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương".

Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.

Theo Minh Nhân (Doanh nghiệp và Tiếp thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/anh-ngay-ram-cuoi-cung-cua-nam-nam-thanh-nu-tu-ve-chua-ha-cau-tinh-duyen-va-binh-an-161212701142746543.htm