Thể thao

Thái Lan xuất khẩu cầu thủ: Chưa ra thế giới, chưa tới đỉnh cao

Các ĐT Thái Lan dưới trướng Kiatisuk Senamuang đang chơi cực hay tại vòng loại World Cup, vòng loại giải U23 châu Á và các giải châu lục, khu vực. Dù vậy, họ vẫn chưa thể vươn tầm thế giới một phần bởi vì cầu thủ Thái Lan chưa thể thoát khỏi phạm vi khu vực.

Các ĐT Thái Lan dưới trướng Kiatisuk Senamuang đang chơi cực hay tại vòng loại World Cup, vòng loại giải U23 châu Á và các giải châu lục, khu vực. Dù vậy, họ vẫn chưa thể vươn tầm thế giới một phần bởi vì cầu thủ Thái Lan chưa thể thoát khỏi phạm vi khu vực.
100% thành phần ĐT Thái Lan ở vòng loại World Cup và U23 Thái Lan tại SEA Games vừa qua đều tới từ Thai Premier League. Dù giải đấu này đã phát triển và đạt tới một đẳng cấp rất cao so với khu vực, nó vẫn chưa chạm tới trình độ châu lục. Cầu thủ Thái Lan, vì thế, vẫn chưa ở cùng trình độ với các cầu thủ Đông Á. Nguyên nhân một phần xuất phát từ chiến lược xuất khẩu cầu thủ của bóng đá Thái.
 

Teerasil Dangda là cầu thủ Thái Lan đầu tiên tới Liga. Ảnh: Getty


Lịch sử xuất khẩu cầu thủ Thái Lan chứng kiến đợt xuất khẩu rầm rộ nhất vào đầu thế kỷ khi chính Kiatisuk và hàng loạt đồng đội như Dusit Chalermsan, Chukiat Noosarung... lên đường sang V-League. Bước đầu, họ có thành công, danh tiếng và tiền bạc.
 
Nhưng sự chêch lệch đẳng cấp giữa 2 nền bóng đá khiến nhóm cầu thủ này dù rất tài năng vẫn chưa thể giúp bóng đá Thái Lan bật lên. Thế hệ của Kiatisuk đã thất bại trong việc đưa bóng đá Thái Lan tiệm cận đẳng cấp cao nhất của châu Á
 
Phải tới cách đây vài năm, khi người Thái sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố nước ngoài và cải thiện hệ thống đào tạo trẻ, tình hình mới thay đổi. U23 Thái Lan vào tới bán kết ASIAD 2014 trong khi ĐT Thái Lan đầy cơ hội tiến vào vòng loại cuối cùng World Cup.
 
Cùng thời điểm đó, tài năng lớn nhất của bóng đá Thái Lan là Chanathip Songkrasin được CLB Gamba Osaka ở J-League 1 để mắt tới. Đội bóng lớn của Bundesliga là Hamburg cũng dành sự quan tâm cho Chanathip.
 
Nhìn từ bóng đá Nhật Bản, 2 bài học cho thành công là xây dựng nền tảng giải quốc nội tốt và đưa cầu thủ ra thế giới chơi bóng. Trong 2 tiêu chí đó, người Thái mới chỉ là tốt khâu đầu tiên. Việc Chanathip hay đội trưởng U23 Thái Lan Sarach Yooyen được J-League tiếp cận sẽ giúp Thái Lan hoàn thiện bước thứ 2 của tiến trình này.
 
Về cơ bản, bóng đá Thái Lan cũng đang đi theo mô hình của nguời Nhật Bản. Xây dựng giải quốc nội là bước một, xuất khẩu cầu thủ là bước 2. Từ khi cầu thủ người Nhật đầu tiên là Okudera bước ra thế giới, Nhật đã mất 20 năm để tới World Cup. Trong khi đó, Teerasil Dangda mới tới Liga cách đây 1 năm.
 
Theo Bạch Dương (Thethaovanhoa.vn)