Thể thao

Những tình huống để bóng chạm tay giống Duy Mạnh nhưng không bị thổi phạt đền, tại sao lại thế?

Có không ít các trường hợp ở nhiều giải đấu lớn, khi hậu vệ để bóng chạm tay trong vòng cấm, ngăn cản tình huống ghi bàn mười mươi nhưng trọng tài sẵn sàng "xua tay". Lý do là bởi khi đó, các điều luật chưa thay đổi.

Pha bóng Duy Mạnh để bóng chạm tay dẫn đến một quả đá phạt 11m (trận Saudi Arabia vs Việt Nam), kèm với đó là chiếc thẻ vàng thứ 2 đã tạo nên một cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, trọng tài Ilgiz Tantashev đã quá nặng tay. Tuy nhiên, nếu đối chiếu theo luật bóng đá hiện tại, vị vua áo đen này chẳng thể làm khác.

Nhiều fan chia sẻ lên MXH một số tình huống đáng chú ý giống với trường hợp của Duy Mạnh. Đầu tiên là pha để bóng chạm tay của trung vệ Lindelof (Manchester United) trong trận đấu với Manchester City vào tháng 12/2019. Khi đó, cú sút của Jesus đưa bóng đập vào chân rồi nảy lên tay Lindelof. Trọng tài xem lại tình huống trên màn hình VAR và quyết định không thổi phạt.

Một tình huống khác, tại Euro 2020, Eric García của Tây Ban Nha làm động tác xoạc sát đất, bóng chạm tay rõ ràng nhưng trọng tài cũng không thổi phạt, dù đó là tình huống dẫn đến bàn thắng rõ ràng. Tại sao lại như vậy?

Những tình huống để bóng chạm tay giống Duy Mạnh nhưng không bị thổi phạt đền, tại sao lại thế?

Những tình huống để bóng chạm tay giống Duy Mạnh nhưng không bị thổi phạt đền, tại sao lại thế? - 1
Hai tình huống được nhiều NHM đặt lên bàn tranh luận

Đầu tiên, pha bóng của Lindelof giống với trường hợp của Duy Mạnh đến 90% nhưng đó là thời điểm luật để bóng chạm tay chưa thay đổi. Khi ấy, nếu bóng đập từ một bộ phận khác của cơ thể (chân, thân người...) thì trọng tài có thể không thổi phạt. Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2021, điều luật này đã có chút sửa đổi.

Cụ thể, trưởng ban trọng tài VFF Dương Văn Hiền giải thích: "Thật ra điều luật để bóng chạm tay đã thay đổi 2 lần trong 2 năm vừa qua. Điều này có thể gây nhầm lẫn. Hiện tại, nếu cầu thủ giơ tay, làm cơ thể phình to bất thường dù bóng không chạm trực tiếp từ đối phương, tức là nảy từ bộ phận khác rồi chạm tay, trọng tài thổi phạt là có cơ sở. Ở đây (trường hợp của Duy Mạnh), phạt lỗi là chính xác và có thể rút thẻ".

Những tình huống để bóng chạm tay giống Duy Mạnh nhưng không bị thổi phạt đền, tại sao lại thế? - 2

Nói về tình huống ở trận đấu Tây Ban Nha gặp Thụy Điển tại Euro vừa qua. Ông Hiền giải thích: "Ở đây, tay cầu thủ có vai trò giúp cơ thể thăng bằng nên không thể thổi phạt, điều này đã được quy định từ lâu".

Ở cách nhìn khác, một trọng tài Việt Nam cho rằng nếu linh động, trọng tài có thể thổi phạt đền nhưng không phạt thẻ vàng đối với Duy Mạnh, như thế sẽ giúp cả hai đội thoải mái tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, tại thời điểm nhạy cảm của trận đấu, với nhiều tác động khác nhau, mỗi trọng tài sẽ có cách xử lý riêng.

Theo GN (Nhịp Sống Việt) 




http://nhipsongviet.toquoc.vn/nhung-tinh-huong-de-bong-cham-tay-giong-duy-manh-nhung-khong-bi-thoi-phat-den-tai-sao-lai-the-4020213911333185.htm