Thể thao

20 cặp ĐTQG ghét nhau nhất trên thế giới

Rất nhiều cặp đấu giữa các ĐTQG trên thế giới chứa đựng sự căng thẳng, thù hận không chỉ bởi lý do đơn thuần bóng đá, mà còn vì lịch sử, tôn giáo, chính trị...

Rất nhiều cặp đấu giữa các ĐTQG trên thế giới chứa đựng sự căng thẳng, thù hận không chỉ bởi lý do đơn thuần bóng đá, mà còn vì lịch sử, tôn giáo, chính trị...

 
20. Trung Quốc vs Hàn Quốc

Sự ghen ghét của cặp đôi này gần như chỉ đến từ một phía, khi họ thi đấu với nhau 28 trận kể từ năm 1978-2010 mà Trung Quốc không kiếm nổi một trận thắng. Thậm chí, người hâm mộ bóng đá nước này còn có một thuật ngữ “Koreaphobia” để biểu thị sự sợ hãi của cầu thủ Trung Quốc khi phải đối đầu với Hàn Quốc. Đến giải vô địch Đông Á 2010, Trung Quốc mới có thể chấm dứt chuỗi trận tệ hại trước Hàn Quốc bằng chiến thắng 3-0 ngày 10/2/2010.
 
19. Cộng hòa Czech vs Slovakia

Trận đấu giữa 2 ĐTQG này thường được mệnh danh là “derby Liên bang”. Sau khi Tiệp Khắc chia cắt thành Cộng hòa Cezch và Slovakia năm 1993, đất nước của những Pavel Nedved, Petr Cech… trở thành đội bóng khá mạnh của bóng đá châu Âu. Trong khi đó, bóng đá Slovakia đi xuống và thường có mặc cảm phải núp sau bóng của CH Czech.
 
18. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha

Luôn luôn có sự kèn cựa và khinh bỉ lẫn nhau giữa 2 đất nước láng giềng ở bán đảo Iberia. 2 đối thủ lâu đời ở cấp độ ĐTQG này đã giáp mặt nhau 35 lần, Tây Ban Nha chiến thắng 18 lần, thua 6 lần và hòa 12 lần. Trong những năm gần đây, Bồ Đào Nha thường lép vế hơn so với Tây Ban Nha, khi một mình Cristiano Ronaldo không thể giúp họ đương đầu với sức mạnh của đội bóng xứ sở bò tót.

Một mình Ronaldo không thể giúp Bồ Đào Nha chống lại Tây Ban Nha

17. El Salvador và Honduras

Sau trận đấu giữa El Salvador và Honduras năm 1969, xung đột quân sự giữa 2 quốc gia láng giềng này đã xảy ra mặc dù bóng đá không phải là lý do duy nhất dẫn tới cuộc chiến tranh này. Gốc rễ sâu xa của nó nằm ở vấn đề nhập cư và tranh chấp đất đai giữa 2 nước. Kể từ đó, sự thù địch là điều dễ cảm nhận nhất trong mỗi cuộc đối đầu giữa 2 đội bóng.
 
16. Pháp và Italia

2 ông lớn của bóng đá thế giới có sự cạnh tranh hấp dẫn. Italia thống trị Pháp trước năm 1982, chỉ thua 3 trong số 16 lần đối đầu. Tuy nhiên, kể từ 1982 đến 2008, Pháp không để thua trong 90 phút gặp người Italia. Trận đấu nổi tiếng nhất giữa 2 đội chắc chắn là chung kết World Cup 2006, với chiếc thẻ đỏ của Zinedine Zidane sau cú “thiết đầu công” kinh điển vào ngực Marco Materazzi.
 
15. Đan Mạch và Thụy Điển

Trong trận đấu vòng loại EURO 2008, tuyển thủ Đan Mạch Christian Poulsen bị đuổi khỏi sân vì hành vi đánh Markus Rosenberg bên phía Thụy Điển. Trước khi quả phạt được cầu thủ Thụy Điển thực hiện, một khán giả Đan Mạch chạy vào sân và hành hung trọng tài. Sau đó, Thụy Điển được xử thắng 3-0 và Đan Mạch không được phép chơi 2 trận tiếp theo trên sân nhà.

CĐV Đan Mạch lao vào sân đánh trọng tài

14. Ả Rập Saudi và Iran

Sự kèn cựa của bóng đá 2 quốc gia này xuất phát từ thù địch giữa người Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shiite. Ở Ả Rập Saudi, người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số trong khi dòng Shiite sinh sống ở Iran. Trong 15 trận đấu họ đối đầu với nhau trên tất cả các mặt trận, sự căng thẳng luôn hiện hữu trên khán đài và trên sân cỏ.

13. Serbia và Albania
Trận đấu giữa Serbia và Albania vào 15/10/2014 đã trở thành cuộc ẩu đả trên sân, khi hậu vệ đội chủ nhà Stefan Mitrovic có hành vi kéo lá cờ Albania gắn trên chiếc máy bay điều khiển từ xa đang lòng vòng phía trên SVĐ Partizan, gây nên sự phẫn nộ từ các khán đài và bắt nguồn cho cuộc bạo động.

Cuộc bạo loạn trong trận đấu giữa Serbia và Albania

12. Hàn Quốc và Nhật Bản

Sự kình địch trong bóng đá giữa Nhật Bản và Hàn Quốc khởi nguồn từ năm 1954, ở trận đấu quyết định đội bóng nào sẽ là đại diện cho châu Á tham dự World Cup năm đó ở Thụy Sỹ. Cả 2 lượt trận đều tổ chức ở Tokyo, bởi Tổng thống Hàn Quốc khi đó không cho phép đội bóng của đất nước từng xâm lược hiện diện trên xứ sở kim chi.
 
11. Hà Lan và Bỉ

Hà Lan của huyền thoại Johan Cruyff có kỳ World Cup 1974 thành công với lối chơi tấn công tổng lực làm cả thế giới say đắm. Tuy nhiên, có lẽ sẽ chẳng có “thánh Johan” nào được tôn thờ nếu trong trận đấu vòng loại World Cup 1974 khu vực châu Âu giữa Hà Lan và Bỉ, bàn thắng phút 89 của Quỷ đỏ được công nhận.
 
Nếu trọng tài chính xác hơn, Bỉ đã giành chiến thắng 1-0 và Hà Lan đã không đủ điều kiện để tham dự World Cup 1974. Trận đấu đó cũng khởi nguồn cho mối thù hận giữa 2 đội bóng được duy trì tới ngày nay.
 
Theo Hoàng Việt (Bongdaplus.vn)