Thế giới

Vì sao lại có "tiếng gõ cửa ngoài không gian", như phi hành gia Trung Quốc vừa tiết lộ?

Đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác đáng nào được đưa ra giải thích triệt để hiện tượng này.

Đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác đáng nào được đưa ra giải thích triệt để hiện tượng này.
Vì sao lại có

Được biết, nhân vật chính của câu chuyện trên - Yang Liwei - đã trở thành phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc vào 16 tháng 10 năm 2003. Anh từng có vinh dự du hành không gian trên phi thuyền Shenzhou 5, giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 có khả năng độc lập phóng tên lửa và đưa con người lên vũ trụ (sau Mỹ và Nga).

Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi gần đây với China Central Television, anh đã tiết lộ mình có nghe thấy một âm thanh kỳ lạ vào chuyến du hành quá khứ định mệnh dài 21 tiếng đồng hồ đó.

"Tiếng động gõ cửa cứ lặp lại liên tục trong không gian ngoài Trái Đất," anh chia sẻ. "Nghe có vẻ không phải thực sự do đến từ bên ngoài hay bên trong con tàu, mà chỉ đơn giản là như thể ai đó đang đập vào thân tàu, giống như việc đập que gõ vào một chiếc xô sắt vậy."

Anh cho biết mình đã cảm thấy lo lắng khi nghe thấy điều đó, rồi ngay lập tức kiểm tra cửa sổ gần đấy nhưng không phát hiện điều gì khác thường cả. Đáng chú ý là cả những người khác làm việc trên 2 phi thuyền Shenzhou 6 và 7 phóng lên lần lượt vào năm 2005, 2008 cũng nghe thấy âm thanh tương tự.

Một vài giả thuyết đã được đặt ra để giải đáp cho hiện tượng này. Đầu tiên là khả năng những mảnh vụn nhỏ lơ lửng trong vũ trụ va phải thân tàu, mặc dù không có dấu hiệu gì được ghi nhận là như vậy cả. Phù hợp hơn cả là cách giải thích về cơ chế nở ra và co lại của chất liệu đóng tàu khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh giá ngoài vũ trụ.

Vì sao lại có tiếng gõ cửa ngoài không gian, như phi hành gia Trung Quốc vừa tiết lộ? - Ảnh 1.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên những âm thanh kỳ lạ được thông báo lại khi thực hiện các công việc ngoài không gian. Phi hành đoàn tàu Apollo 10 khi du hành quanh Mặt Trăng vào tháng 5 năm 1969 còn nghe thấy một tiếng huýt sáo lạ lùng, giống như khi sóng radio bị nhiễu và gây ra tạp âm vậy.

Thực ra, chúng ta chưa cần phải tỏ ra lo sợ về nguy cơ chạm trán người ngoài hành tinh, vì chắc chắn đằng sau vụ việc này có một lời giải thích xứng đáng và hợp lý. 

Dù chưa rõ ràng, nhưng thực tế rằng chỉ có các phi thuyền của Trung Quốc là bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này có thể dẫn đến khả năng xảy ra sự cố hoặc nhược điểm nào đó trong thiết kế và chế tạo phi thuyền, đặc biệt là các thế hệ Shenzhou nối tiếp nhau.

May mắn là toàn bộ chiến dịch tiến hành trên những phi thuyền đó đều mang lại kết quả tốt đẹp và không có rủi ro nghiêm trọng nào xảy đến cả.

Theo NPQM (Soha.vn/Trí thức trẻ)