Thế giới

Vị Hoàng Đế biến thái cực độ trong lịch sử Trung Quốc, thông dâm với Thái Hậu, ân ái cả với… xác chết!

Đó là Mộ Dung Hi ( (385–407), tên tự Đạo Văn là hoàng đế cuối cùng của nước Hậu Yên trong lịch sử Trung Quốc. Mộ Dung Hi là con trai áp út của Mộ Dung Thùy và Đoàn quý tần, ngay sau khi cha ông lập nước Hậu Yên. Năm 393, Vũ Thành Đế Mộ Dung Thùy lập Hi làm Hà Gian vương.

Thành Hoàng đế nhờ… thông dâm với Thái hậu

Sau khi Mộ Dung Thùy qua đời vào năm 396 và thái tử Mộ Dung Bảo lên kế vị, Hậu Yên đã phải hứng chịu cuộc tấn công của Bắc Ngụy. Đầu năm 398, Mộ Dung Bảo bị Lan Hãn giết chết trong cuộc nổi loạn. Nước Hậu Yên rơi vào tay phản thần Lan Hãn một thời gian ngắn nhưng Hi, nhờ có quan hệ tốt với Hãn trong quá khứ nên được tha chết.

Vị Hoàng Đế biến thái cực độ trong lịch sử Trung Quốc, thông dâm với Thái Hậu, ân ái cả với… xác chết!

Cuối năm 398, con trai Mộ Dung Bảo là Mộ Dung Thịnh giết Lan Hãn, phục hồi lại nước Hậu Yên, sau đó phong cho Hi chức đại tướng quân. Năm 400, khi Chiêu Vũ Đế Mộ Dung Thịnh tấn công Cao Câu Ly, Hi trở thành tướng tiên phong, và đóng góp rất lớn cho chiến thắng của Hậu Yên. Được Chiêu Vũ Đế - cũng là cháu của mình sủng ái, nhưng Hi lại tranh thủ… thông dâm với mẹ của Thịnh, Đinh Thái Hậu.

Đinh Thái Hậu, chồng (Mộ Dung Bảo mất sớm), con trai lại chiến trận liên miên nên tranh sao nổi cảnh cô quạnh, thèm đàn ông trong hậu cung. Nhận được sự “quan tâm” đặc biệt của Hi, vốn được coi là kẻ tuấn tú phong lưu bậc nhất Hậu Yên bất giờ, ĐInh Thái Hậu cưỡng sao nổi “cạm bẫy ái tình”.

Vị Hoàng Đế biến thái cực độ trong lịch sử Trung Quốc, thông dâm với Thái Hậu, ân ái cả với… xác chết! - 1
Thông dâm Thái Hậu, ân ái cả với… xác chết, đây là Hoàng đế biến thái bậc nhất lịch sử Trung Quốc

Mối quan hệ tình ái bại hoại giữa Đinh Thái Hậu và Hi kéo dài trong nhiều năm cho đến năm 401 thì xuất hiện một biến cố quan trọng, Đây là năm mà Chiêu Vũ Đế bị ám sát và chết trong một cuộc chính biến nữa của Hậu Yên.

Hầu hết các đại quan trong triều đều muốn người kế vị Thịnh là em trai Mộ Dung Nguyên nhưng riêng Đinh Thái Hậu thì không. Bà muốn nhắm ý trung nhân của mình, tức Mộ Dung Hi, cho ngôi vị tân Hoàng đế Hậu Yên. Trước sức ép của Đinh Thái Hậu, toàn bộ triều thần đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Thế là Hi, từ chỗ là chú của Chiêu Vũ Đế, đã lợi dụng vai trò “người tình” của Thái hậu, đường hoàng lên ngôi Vua.

Vừa lên ngôi đã trở mặt

Mộ Dung Hi là một người cai trị tàn ác và chuyên quyền, sẵn sàng trừ khử bất kỳ bị xem là một mối đe dọa tiềm tàng. Nạn nhân đầu tiên là Mộ Dung Nguyên, chỉ vài ngày sau khi Hi đăng cơ. Sau đó đến lượt con trai trưởng của Bảo, tức thái tử Mộ Dung Định cũng bị Hi ép uống thuốc độc tự sát.

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Hi cũng không còn qua lại tình ái với Đinh Thái hậu nữa. Năm 402, Hi lấy hai mỹ nữ họ Phù, Nhung Nga và Huấn Anh làm thê thiếp. Hi sủng ái cả chị em họ Phù, đặc biệt là Huấn Anh và càng “bỏ bê” Đinh Thái hậu khiến bà ghen tuông vô cùng và nuôi hận trả thù gã tình nhân bội bạc.

Cuối năm 402, ĐInh Thái hậu âm mưu cùng với cháu trai Đinh Tín lật đổ Mộ Dung Hi để đưa con trai của Bảo là Mộ Dung Uyên lên ngôi. Nhưng kế hoạch sớm bại lộ, Đinh Tín và Uyên bị chém đầu còn Đinh Thái Hậu bị Hi buộc thắt cổ tự sát.

Vị Hoàng Đế biến thái cực độ trong lịch sử Trung Quốc, thông dâm với Thái Hậu, ân ái cả với… xác chết! - 2

Mộ Dung Hi và hai mỹ nữ - chị em họ Phù

Sau khi diệt trừ được phần lớn các thế lực thù địch và không còn bị Đinh Thái Hậu “làm phiền” nữa, Hi càng có nhiều thời gian để vui vẻ bên hai chị em họ Phù. Mùa hè năm 404, Mộ Dung Hi cho xây Tiêu Diêu cung ở Long Đằng uyển, với hàng trăm căn phòng cùng một hồ nhân tạo lớn, công trình khiến hàng nghìn binh sĩ và nhân công mất mạng, để tiện cho việc hưởng lạc.

Cuối năm 404, Nhung Nga qua đời, Hi càng bỏ bê triều chính, chỉ dành thời gian cho việc hoan lạc với Huấn Anh. Và có thể nói, chính sự say mê quá đáng của Hi với Huấn Anh, đã khiến nước Hậu Yên diệt vong.

Si mê mỹ nữ họ Phù, mất cả giang sơn

Phù Hoàng hậu – tức Huấn Anh rất thích săn bắn, du ngoạn, thậm chí còn luôn muốn “kèm sát” Hi trong những lần chiến trận. Vào mùa xuân năm 405, Mộ Dung Hi đã tấn công thành Liêu Đông (nay thuộc Liêu Dương, Liêu Ninh) của Cao Câu Ly, và đã gần như chiếm được thành.

Tuy nhiên, chỉ vì ý thích muốn vào thành bằng xe ngựa lớn của Huấn Anh nên Hi đã chiều lòng người đẹp, sai quân phá tường thành. Sự chậm trễ này đã cho phép quân Cao Câu Ly có thời gian để củng cố lại thành quách và quân đội. Một thắng lợi trong tầm tay của Hậu Yên bỗng trở nên xôi hỏng bỏng không.

Đầu năm 406, Mộ Dung Hi thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các bộ lạc Khiết Đan. Nhưng khi đánh giá quân tình, Hi thấy Khiết Đan quá mạnh và đã lên kế hoạch rút lui. Tuy nhiên, Phù Hoàng hậu lại nài nỉ rằng bà ta muốn được xem một trận chiến ra trò nên Hi lại bỏ kế hoạch rút binh mà huy động ki binh tiến đánh. Cuộc tấn công thất bại toàn diện, làm hao tổn phân nửa quân lực của Hậu Yên, nhiều tướng giỏi cũng chết trận.

Mùa hè năm 407, Phù Hoàng hậu qua đời vì bạo bệnh. Theo sử sách ghi thì Hi “điên cuồng khóc lóc”, ôm thi thể Huấn Anh vào người mà lẩm bẩm: “Thi thể đã lạnh, sinh mạng cũng không còn”, rồi ngất đi trong nỗi bi thương tột độ. Khi ông tỉnh lại, thi thể của Hoàng hậu đã được đưa đi khâm liệm, nhập quan. Chính tại thời điểm này, Mộ Dung Hi đã làm một việc “hoang đường” chấn động lịch sử Trung Quốc.

Mộ Dung Hi, hoàng đế, lịch sử trung quốc, biến thái

Khi Phù Hoàng hậu qua đời, Hi đã làm một việc bại hoại chấn động lịch sử Trung Quốc

Khi việc nhập quan cho Hoàng hậu đã xong xuôi, Mộ Dung Hi tự tay cậy nắp quan tài, bò vào bên trong để làm chuyện đồi bại với thi thể của Phù Huấn Anh ngay trước mặt bá quan. Tương truyền rằng, chỉ đến khi thi thể của Hoàng hậu phát ra mùi hôi, Hoàng đế mới miễn cưỡng cho người đi chôn cất.

Ngày đưa tang Hoàng hậu, Hi xuất hiện trong bộ dạng tóc tai bù xù, y phục xộc xệch, chân không mang giày. Khi linh cữu đi tới cổng thành, vì xe tang quá cao nên không thể qua cửa, Hi lập tức sai người phá cổng Bắc Môn. Lúc đó, có bậc cao nhân đã cảm thán: “Gia tộc Mộ Dung tự tay hủy cổng thành, chẳng bao lâu nữa ắt sẽ bại vong”.

Khi Mộ Dung Hi rời khỏi Long Thành để đưa tiến ý trung nhân về nơi an nghỉ, tướng Phùng Bạt cùng Mộ Dung Vân đã lãnh đạo khởi xướng một cuộc chính biến. Họ đã nhanh chóng chiếm được hoàng cung và đóng cửa thành.

Mộ Dung Hi trở về Long Thành thấy thành đã rơi vào tay kẻ khác, không đủ binh lực trong tay bèn tế ngựa bỏ trốn. Nhưng Hi trốn sao đặng. Ông được tìm thấy khi đang mặc quần áo dân thường nằm ôm mộ phần của Phù Hoàng hậu. Hi bị bắt và sau đó bị Mộ Dung Vân xử trảm. Nước Hậu Yên chính thức diệt vong!

Theo TH (Công Lý & Xã Hội)




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/vi-hoang-de-bien-thai-cuc-do-trong-lich-su-trung-quoc-thong-dam-voi-thai-hau-an-ai-ca-voi-xac-chet-103196.html