Thế giới

Triều đình Đại Thanh lụi bại vì căn bệnh "vô phương cứu chữa"

Vì thói kiêu ngạo, tự cao tự đại, vua quan Thanh triều nhìn thế giới và sự phát triển của nhân loại bằng nửa con mắt. Đâu là nguyên nhân dẫn tới "căn bệnh" này?

Vì thói kiêu ngạo, tự cao tự đại, vua quan Thanh triều nhìn thế giới và sự phát triển của nhân loại bằng nửa con mắt. Đâu là nguyên nhân dẫn tới "căn bệnh" này?
Hoàng đế tự cao tự đại
 
Cuối thế kỷ 18 - những năm cuối dưới thời Hoành đế Càn Long trị vì, Thanh triều đón tiếp một đoàn đại sứ Anh do George Macartney dẫn đầu.
 
Trong lịch sử phong kiến cổ đại Trung Quốc, Càn Long có thể được xem là Hoàng đế kiêu ngạo bấc nhất. Ông tự coi mình là “thập toàn lão nhân”, không chỉ giám sát điều hành thiên hạ, mà thậm chí còn muốn lũng đoạn quyền giải thích kinh điển.
 
Dưới thể chế chính trị truyền thống của Trung Quốc, các nhân sĩ trong thiên hạ đều có chung một quan niệm: Hoàng đế đại diện cho quyền uy chính trị còn Khổng Tử đại diện cho quyền uy tư tưởng và lý luận.
 
Các nhân sĩ chính là người đảm nhiệm vai trò truyền bá tư tưởng của Nho gia.
 
Tuy nhiên, Càn Long đã tước đoạt quyền lực đó của họ. Ông cho rằng nhân sĩ không có tư cách trị quốc bình thiên hạ. Thay vào đó, việc này phải do Hoàng đế đích thân xử lý.
 
Ông vua này tự giải thích kinh điển, sau đó dùng cách làm và quyền lực của mình buộc các nhân sĩ phải thốt lên lời, rằng Hoàng thượng thánh minh, những điều Hoàng thượng nói là đúng nhất.
 
Không chỉ có vậy, Càn Long còn làm thơ, tự cho mình là một cây cổ thụ về văn học. Vào thời điểm đó, Thanh triều chưa có hiệp hội các tác gia, nếu không, ông ta có lẽ cũng sẽ giữ vai trò chủ tịch hiệp hội thanh tao này.
 
Trong mắt hậu thế, đây là một ông vua có nhiều thành tích đáng nể. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc cuối thời kỳ Càn Long trị vì đã bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn, quốc khố dường như trống rỗng.
 
Theo trang tin Sohu (Trung Quốc), Thanh triều có một vị hoàng đế kiêu ngạo, tự cao tự đại và xa xỉ như Càn Long, quốc khố rơi vào trạng thái nguy hiểm là điều dễ hiểu.
 
Điều này cũng giải thích lý do tại sao, khi vua Gia Khánh vừa lên ngôi đã phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”, không dám đi đâu, tiền tiêu một đồng cũng phải cân nhắc thiệt hơn. Đến thời vua Quang Đạo, sự tiết kiệm còn được thực hiện nghiêm ngặt hơn nhiều.
 

Hoàng đế Đại Thanh Càn Long là một người nổi tiếng xa hoa, tự cao ngạo mạn.

 
Tụt hậu vì căn bệnh tự cao tự đại
 
Tuy nhiên, ít nhất là vào thời điểm huân tước Anh Macartney đến Trung Quốc, Càn Long vẫn rất oai phong.
 
Chính quyền Anh quốc khi đó đã phái Macartney dẫn đầu một hạm đội vô cùng lớn đến Trung Quốc, mục đích không phải là để đánh nhau mà là bàn bạc kế hoạch thông thương.
 
Sau khi đến Trung Quốc, hạm đội của Macartney neo đậu tại Quảng Châu. Vào thời điểm đó, địa phương này là cửa ngõ duy nhất Trung Quốc mở ra để giao lưu với nước ngoài.
 
Trong mắt của quan lại Đại Thanh, những người nước ngoài đến Trung Quốc nói trên, thương nhân đến là để kinh doanh còn quan viên đến là để cống tiến.
 
Họ suy diễn như vậy là bởi, hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khi đó đều đi qua Quảng Châu, tiến sâu vào nội địa Trung Quốc để dâng cống phẩm lên Càn Long.
 
Nhưng, nhóm người Anh trong chuyến đi này không đến Trung Quốc chỉ để cống tiến.
 
Trước sự kiện này, người Trung Quốc hầu như không hiểu nhiều về người Anh. Họ chỉ mới được gặp người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan. Vì thế cho nên, quan lại Thanh triều cũng không biết những người Anh này từ đâu đến.
 
Từ thời kỳ nhà Minh trị vì, Matteo Ricci đã mang theo bản đồ và địa cầu đến Trung Quốc. Thời kỳ đó, một bộ phận nhân sĩ đã biết đến kiến thức địa lý của phương Tây.
 
Tuy nhiên, nhiều năm sau, quan lại Thanh triều đã ngạo mạn, tẩy chay quan niệm thế giới, trình độ mở mang kiến thức cũng vì thế mà giảm hẳn so với người dân ở triều đại trước đó.
 
Dười triều Thanh, không nhiều người biết trái đất hình tròn, càng không thể biết trên trái đất, ngoài Trung Quốc và những quốc gia hay qua lại cống tiến họ, còn có rất nhiều nước khác.
 
Khi Matteo Ricci đến Trung Quốc, ông đã vẽ cho người Trung Quốc một bức tranh có tên “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”, chính là bản đồ thể hiện mặt bằng của trái đất, nhờ đó mà nhiều người dưới triều Minh đã hiểu rõ về quan niệm thế giới.
 
Tuy nhiên, nhận thức về thế giới của người Thanh lại không kế thừa di sản của Minh triều.
 
Khi họ bắt tay vào việc vẽ bản đồ thế giới, bất luận là một nước nào họ từng nghe qua, đều đặt cả vào những vị trí bên dưới Trung Quốc, sau đó tùy tiện vẽ lên đó mấy hòn đảo mà hoàn toàn không biết thế giới là cái gì.
 

Nhà Thanh thời kỳ Càn Long mới nắm quyền còn khá thịnh vượng. Điều này chính là một phần nguyên nhân hình thành nên thói ngạo mạn không thể thay đổi của quan quân Thanh triều.

 
Giải mã nguyên nhân căn bệnh tự cao
 
Thanh triều là một triều đại khá thú vị. Triều đại này từng được đánh giá là một đế quốc hùng mạnh, bởi bản đồ đất đai Đại Thanh thậm chí còn rộng lớn hơn thời Minh.
 
Không những vậy, về mặt quân sự, binh sĩ nhà Thanh cũng có nhiều lý do để… tự hào.
 
Những đối thủ của Thanh triều khi đó phải kể đến cộng đồng người Hồi giáo ở Hồi Cương (Tây Vực), những người Mông Cổ không phục tùng người Mãn Thanh và những người thuộc dân tộc Tạng.
 
Kể ra, nhà Thanh có khá nhiều “thù trong”, song hầu hết, năng lực về vũ khí quân sự của họ đều rất yếu kém.
Trong khi đó, quân Thanh vừa kế thừa rất nhiều trang thiết bị hỏa khí của nhà Minh, lại vừa có năng lực chiến đấu thực sự. Vì thế cho nên, kẻ thù của họ, về cơ bản không khiến triều đình nao núng.
 
Thanh triều cũng phải đối mặt với một thế lực “giặc ngoài” là những người Nga tiếp giáp Trung Quốc ở phía Đông Bắc. Tuy nhiên, cách đây hơn hai thế kỷ, những người Nga cũng chưa đủ mạnh để làm phiền vua tôi nhà Thanh.
 
Hơn nữa, do vị trí địa lý cách xa nhau, nên khi người Nga kéo được quân đến Trung Quốc cũng đã sức cùng lực kiệt, vì thế quân Thanh mới có thể đánh đuổi dễ dàng.
 

Quan quân nhà Thanh đánh đuổi "giặc ngoài" người Yaksa, Nga.

 
Trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, quân Thanh xuất quân tới đâu thắng tới đó, lẽ dĩ nhiên, Thanh triều có cớ để coi mình hơn người.
 
Cũng chính vì thế, quân Thanh không có bất cứ áp lực nào về việc phải cách tân kỹ thuật chiến đấu, vũ khí…, vua quan nhà Thanh vì thấy mình đã hơn hẳn những tộc người nhỏ bé xung quanh, mà tự thấy chẳng cần phải học hỏi ai.
 
Đây chính là một phần nguyên nhân khiến Thanh triều tụt hậu và nhanh chóng sụp đổ trong bối cảnh thế giới không ngừng chuyển động.
 
>> Thanh triều mục ruỗng vì “công cuộc” tắm rửa của Từ Hy Thái hậu
>> Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu
>> Ly kỳ chuyện phòng the từ trẻ tới già của Từ Hy Thái hậu
 
Theo Nguyễn Nhung (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)