Thế giới

Tổng thống Biden công khai gọi Trung Quốc là 'đối thủ', đưa tàu sân bay đến 'điểm nóng'

Giới quan sát Ấn Độ khẳng định việc điều động tàu sân bay của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho thấy Mỹ có thể tăng cường hiện diện quanh biển Đông, Hindustan Times đưa tin hôm 4-2.

Theo Reuters, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4/2 đã có bài phát biểu đầu tiên về các chính sách đối ngoại. Trong bài phát biểu, ông Biden tuyên bố, chính quyền của ông sẽ trực tiếp đối mặt với các thách thức do Trung Quốc - "đối thủ nghiêm trọng nhất" - gây ra với an ninh, sự thịnh vượng và các giá trị dân chủ của Mỹ.

Tổng thống Biden công khai gọi Trung Quốc là 'đối thủ', đưa tàu sân bay đến 'điểm nóng'
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

Chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh thêm: "Chúng ta sẽ đối đầu bằng sức mạnh, bằng việc xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn, phối hợp với các đối tác và đồng minh, thúc đẩy vai trò trong các tổ chức quốc tế, lấy lại uy tín và thẩm quyền đạo đức mà chúng ta đã bị mất".

Giới quan sát Ấn Độ khẳng định việc điều động tàu sân bay của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho thấy Mỹ có thể tăng cường hiện diện quanh biển Đông, Hindustan Times đưa tin hôm 4-2.

Điều này đồng nghĩa USS Nimitz sắp tới sẽ hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới ở biển Đông.

Động thái trên của Lầu Năm Góc được xem là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Biden muốn hạ thang căng thẳng Mỹ - Iran, song sẽ tiếp tục hướng tiếp cận cứng rắn của người tiền nhiệm Donald Trump nhằm vào Trung Quốc.

Chính quyền ông Biden đã tái khẳng định cam kết "vững chắc" đối với Đài Loan, phát tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục các chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Trump nhằm hỗ trợ vùng lãnh thổ này, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.

Mặt khác, ông Biden cũng cho biết, Mỹ sẵn sàng "hợp tác với Trung Quốc để đảm bảo các lợi ích của Mỹ" khi ông ngầm đề cập đến hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

Đức Minh (nguoiduatin.vn)