Thế giới

Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo

Hải quân Hoàng gia Australia đang có trong biên chế hai tàu cứu hộ tàu ngầm cực kỳ hiện đại, điều đặc biệt là chúng được thi công đóng mới tại Việt Nam.

Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo
Tàu cứu hộ tàu ngầm Besant (EGS 8316) là dự án liên kết giữa Nhà máy Z189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng với Công ty đóng tàu Damen (Hà Lan), con tàu được hạ thủy tháng 10/2014 và bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Australia trong tháng 6/2015.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 1
Chiếc Besant có vỏ làm bằng hợp kim thép; lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.093 tấn, lên tới 3.231 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 83 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 4,1 m; tốc độ tối đa 16 hải lý/h.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 2
Tàu có mã nhận dạng dịch vụ di động hàng hải (MMSI) là 503000092 và số nhận dạng tàu (IMO) do Tổ chức Hàng hải quốc tế cấp là 9676149.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 3
Đây là loại tàu cứu hộ thế hệ mới, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm bằng các thiết bị chuyên dụng có tính năng vượt trội như phát hiện tọa độ, điện thoại liên lạc và robot lặn kết nối với tàu ngầm để cứu nạn thuyền viên khi tàu gặp sự cố.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 4
Bên cạnh đó, tàu còn có thể định vị vị trí, neo không dây trong điều kiện thời tiết phức tạp để duy trì cuộc tìm kiếm trong thời gian dài.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 5
Tàu cứu hộ tàu ngầm Beasant đã mở ra một trang mới đối với ngành đóng tàu quân sự Việt Nam khi chúng ta đã có thể xuất khẩu sản phẩm cỡ lớn chất lượng cao cho nước ngoài.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 6
Trong khi đó "chị em" của tàu Besant - Chiếc Stoker (EGS 9316) được Nhà máy Z189 hạ thủy tháng 5/2015 và bàn giao cho đối tác vào cuối năm 2015.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 7
Được biết 100 năm trước, hai tàu ngầm đầu tiên mà Hải quân Hoàng gia Australia đưa vào hoạt động là tàu AE1 và AE2 do hai Thiếu tá hải quân Thomas Besant và Henry Stoker chỉ huy. Tên của các ông đã được chọn để đặt cho cặp tàu cứu hộ tàu ngầm này.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 8
So với Besant, tàu Stoker cùng chất liệu cấu tạo nhưng có kích thước lớn hơn một chút, với lượng giãn nước đầy tải 3.690 tấn; chiều dài 93,2 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 4,1 m; vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Tàu có mã MMSI là 503000098 và số nhận dạng IMO là 9707998.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 9
Việc đóng thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn hiện đại cho đối tác tác ngoài đã khẳng định trình độ của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 10
Đây đồng thời còn là cơ sở để chúng ta tiến tới tự chủ đóng mới những con tàu tương tự, phù hợp với yêu cầu và đặc thù phương tiện của hải quân nước nhà.
Tính năng ưu việt của bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam chế tạo - 11
Một mẫu tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn sẽ được Công ty 189 đóng mới, con tàu có chiều dài 93 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 5,85 m; thủy thủ đoàn 113 người, thiết kế của nó được cho là dựa trên cặp tàu cứu hộ tàu ngầm từng chế tạo cho Hải quân Australia.

Theo Việt Dũng (An Ninh Thủ Đô)