Thế giới

Tại sao Trung Quốc ghét tỷ phú Jack Ma?

Các phóng viên của The Wall Street Journal đã nêu lý do có thể dẫn đến thái độ tiêu cực của chính quyền Trung Quốc đối với người sáng lập tập đoàn Alibaba, tỷ phú Jack Ma.

Theo The New York Times, tỉ phú Jack Ma là biểu tượng thành công ở Trung Quốc. Giáo viên tiếng Anh trở thành doanh nhân internet là người giàu nhất nước này. Ông thành lập Công ty Alibaba đối thủ gần nhất mà Amazon có thể so sánh ngang hàng. 

Sau khi ông Donald J. Trump đắc cử tổng thống năm 2016, tỉ phú Jack Ma là người Trung Quốc cấp cao đầu tiên mà Tổng thống Mỹ gặp mặt. 

Nhưng gần đây, tình cảm của công chúng dành cho “Bố Ma” không còn như trước, ông trở thành người đàn ông mà mọi người ở Trung Quốc vừa "yêu" vừa "ghét". Sự mất mát về tầm vóc này xảy ra khi ông đang phải đối mặt với rắc rối ngày càng tăng với chính phủ Trung Quốc. 

Tại sao Trung Quốc ghét tỷ phú Jack Ma?
Tỉ phú Jack Ma tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Kyiv ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: EPA.

Nguyên nhân sự thù địch mà do đó chính quyền Trung Quốc đã chặn IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) của công ty fintech Ant Group (công ty con của Alibaba), có thể là cuộc điều tra về giao kèo của những người hưởng lợi tiềm ẩn.

Hàng tỷ USD kết quả của việc niêm yết cổ phiếu ra công chúng không chỉ chảy vào túi người sáng lập tập đoàn Alibaba và các nhà quản lý hàng đầu của Ant Group, mà còn mang lợi ích lớn cho cả những người sở hữu cổ phần trong công ty, trong đó có công ty Boyu Capital, mà một cổ đông cộm cán là Giang Chí Thành (Jiang Zhicheng).

Vào tháng 2, Ant Group và các cơ quan quản lý Trung Quốc đã thoả thuận về kế hoạch tái cấu trúc sẽ biến Ant Group thành một công ty tài chính. Theo nhận xét của các chuyên gia, điều này gần như chắc chắn sẽ làm chậm nhịp độ phát triển nhanh chóng của công ty, vốn nhờ đó nó trở thành cầu thủ thống lĩnh trong ngành công nghệ cao ở Trung Quốc.

Áp lực đối với ông Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý internet. Hiện, Alibaba và đối thủ không đội trời chung Tencent, kiểm soát nhiều dữ liệu cá nhân hơn và tham gia mật thiết vào cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc hơn so với Google, Facebook và các ông lớn công nghệ khác của Mỹ. Điều đó khiến chính phủ Trung Quốc ngày càng coi quy mô và ảnh hưởng của các công ty này là một mối đe dọa.

Đức Minh (nguoiduatin.vn)