Thế giới

Singapore mất danh hiệu thành phố có mức sống cao nhất thế giới

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi diện mạo nhiều nền kinh tế trên thế giới

Mới đây, báo cáo Chỉ số sinh hoạt toàn cầu (WCOL) thường niên của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) cho thấy đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến mức sống của người dân tại 133 thành phố trên thế giới. Upasana Dutt, Giám đốc WCOL, đánh giá kết quả năm nay "bất thường hơn" so với các năm trước. "Đại dịch có tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng của người dân toàn cầu".

Theo bảng xếp hạng WCOL 2020, Zürich (Thụy Sĩ) và Paris (Pháp) tăng 4 hạng, vượt qua Osaka (Nhật Bản) và Singapore để trở thành 2 địa điểm có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới, bên cạnh Hong Kong (Trung Quốc).

Singapore mất danh hiệu thành phố có mức sống cao nhất thế giới

Đáng nói, trong năm nay, đảo quốc sư tử giảm 3 bậc, đánh mất vị trí dẫn đầu suốt nhiều năm của mình. "Những năm qua, Singapore luôn nằm ở hạng nhất trên bảng xếp hạng. Nhưng giờ đây, điều đó đã thay đổi", bà Dutt nhận định.

Lý giải điều này, WCOL cho rằng việc phần lớn người ngoại quốc về nước tránh dịch khiến nhu cầu tiêu dùng tại đảo quốc sư tử sụt giảm mạnh. Trường hợp này cũng xảy ra ở Osaka, khi chính phủ Nhật Bản trợ cấp chi phí cho một số tiện ích công cộng.

Ngược lại, mức sinh hoạt tại nhiều thành phố ở Brazil, điển hình là São Paulo, giảm rõ rệt. Thành phố này hiện xếp thứ 119 trên bảng xếp hạng, phản ánh tình trạng nghèo đói gia tăng và mất giá đồng tiền.

Ở châu Âu, người dân tại các quốc gia nằm ở phía tây châu lục phải chi nhiều tiền hơn cho sinh hoạt. 4 trong số 10 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng WCOL 2020 nằm ở Tây Âu, bao gồm Zürich, Paris, Geneva (Thụy Sĩ) và Copenhagen (Đan Mạch).

Ngoài ra, báo cáo trên cũng xếp phản ứng và năng lực ứng phó dịch bệnh của chính phủ các nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới mức sống. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều quốc gia chọn tăng thuế để bù đắp sự thiếu hụt doanh thu.

Đức Minh (nguoiduatin.vn)