Thế giới

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ

Nhà tù của bang Louisiana, hay còn gọi là “Nhà tù Angola”, được coi là nhà tù đẫm máu nhất nước Mỹ. Đây cũng nhà tù an ninh có quy mô lớn nhất quốc gia, với môi trường “cải tạo” khắc nghiệt cùng lịch sử bạo lực khủng khiếp.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ

Nhà tù an ninh lớn nhất nước Mỹ

Năm 1880, cựu thiếu tá Samuel James đã mua một đồn điền rộng 8.000 mẫu tại Giáo xứ West Feliciana có tên là Angola. Sở dĩ có tên Angola nởi đây từng là một Khu vực tập trung nô lệ châu Phi, với phần lớn là dân Angola.

Ủy ban Kiểm soát Louisiana đã mua lại “Angola” cùng hơn 10.000 mẫu đất xing quanh nó vào đầu thế kỷ 20, trước khi bán lại cho Henry Fuqua. Nhân vật này giữ vị trí cai ngục tại nhà tù cho đến khi trở thành thống đốc bang Louisiana. Hiện nay, Nhà tù bang Louisiana là nhà tù an ninh lớn nhất nước Mỹ, trải dài trên hơn 18.000 mẫu đất.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ - 1

Nhà tù Angola nằm ở cuối Quốc lộ Louisiana 66 và được bao bọc ba phía bởi sông Mississippi.Đây là “nhà” của khoảng 6.300 tù nhân với số lượng nhân viên các loại lên tới 1.800 người. Nhà tù này cũng có 1 bảo tảng, nơi đón hơn 120.000 khách ghé thăm hàng năm.

“Nhà” của các tội phạm bạo lực chịu án chung thân

Angola là nhà tù an ninh lớn nhất ở Hoa Kỳ và các tù nhân của Angola đa phần là những tội phạm bạo lực, chịu án chung thân. Và nó là nhà tù bạo lực nhất nước Mỹ xưa nay.

“Đỉnh cao” trong năm 1992, nội bộ nhà tù đã trải qua 1.346 vụ tấn công, từ các tù nhân triệt hạ lẫn nhau, cuộc chiến giữa các băng đảng trong tù và tất nhiên những lần trấn áp vũ trang của cai ngục dành cho tù nhân. Con số này hiện tại, khoảng vài trăm vụ mỗi năm, vẫn là số 1 nước Mỹ.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ - 2

Bảo tàng của nhà tù hiện trưng bày rất nhiều các vũ khí tự chế của các tù nhân từng “kinh qua” nơi này. Như các loại dao làm từ đủ thể loại vật phẩm khác nhau, rìu kiểu trung cổ, chùy hay thậm chí một khẩu súng ngắn được chế tạo từ… các ống kim loại.

Kỉ lục về biệt giam tù nhân

“Angola” là nhà tù đẫm máu nhất. Và phòng biệt giam của “Angola” là nơi khủng khiếp nhất. Diện tích của phòng biệt giam chưa đầy 2m, không có cửa sổ, hố xí chính là nơi gối đầu. Không tù nhân nào muốn bị biệt giam. Nhưng “Angola” từng là nơi phá mọi kỉ lục về biệt giam trong lịch sử tất cả các nhà tù trên thế giới, với 3 trường hợp dưới đây.

“Bộ ba Angola” là biệt danh nổi tiếng của 3 tù nhân bị biệt giam trong nhà tù bang Louisiana sau khi bị kết án giết một nhân viên cai ngục. Robert King, Herman Wallace và Albert Woodfox tuyên bố họ vô tội và khẳng định họ bị “nhắm sẵn” cho tội ác này vì từng là cựu thành viên của đảng “Báo đen” – gồm toàn thành viên da màu chuyên giết hại người da trắng.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ - 3

Robert King đã bị biệt giam 29 năm trước khi được thả ra vào vào năm 2001. Herman Wallace bị biệt giam 41 năm và chết bởi bệnh ung thư gan. Albert Woodfox là tù nhân bị biệt giam lâu nhất trong lịch sử, tổng cộng 43 năm.

Sử dụng chó lai soi làm “lính canh”

Vào năm 2012, nhà tù đã buộc phải sa thải những người bảo vệ và đóng các tháp canh do Chính phủ cắt giảm ngân sách. Quản giáo Burl Cain quyết định sử dụng chó lai chó sói để thay thế. Loại chó đặc biệt được lai tạo với sói thuần chủng, được sử dụng để tuần tra hàng rào vào ban đêm để đảm bảo rằng các tù nhân có ý định vượt ngục sẽ bị phát hiện.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ - 4

Những con chó lai sói này bảo vệ ba trong số bảy khu phức hợp của nhà tù và chúng hoạt động như một công cụ răn đe mạnh mẽ dầy hiệu quả. “Thủ lĩnh” của biệt đội chó lai sói này, trước khi được giao nhiệm vụ tuần tra va canh gác ở Nhà tù Angola, từng “phạm tội” cắn chết người.

Tù nhân cắt đứt gân chân để phản đối chính sách lao động hà khắc

Angola được biết đến với quá khứ bạo lực và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Trong những năm 1950, 31 tù nhân đã tự cắt đứt gân Achilles của họ để phản đối công việc khó khăn và sự tàn bạo ở Angola. Chính xác là như vậy, thà cắt gân chân để trở thành kẻ tàn phế còn hơn là phải lao động khổ sai cho nhà tù.

Phía sau cánh cổng ‘Nhà tù đẫm máu nhất’ nước Mỹ - 5

Thẩm phán Robert Kennon trong chiến dịch chạy đua vào thống đốc bang năm đó, đã lấy việc “làm trong sạch nhà tù Angola và giảm thiểu các loại hình lao động tàn bạo” làm lời hứa tranh cử. Kenno thành công, trở thành tân thống đốc bang Louisiana và ông giữ đúng lời hứa của mình. Năm đó chứng kiến một sự cải cách lớn ở nhà tù Angola.

Khoảng một nửa số tù nhân chết tại Angola được chôn cất ở chính khuôn viên thuộc nhà tù, bởi vì Thế giới ngoài kia không còn người thân nào đợi họ. Tang lễ tại Angola bao gồm quan tài thủ công và xe ngựa kéo, hầu hết được thực hiện bởi các tù nhân khác. Những chiếc quan tài được chế tạo thủ công bởi chính các tù nhân đã học nghề mộc trong tù.

THANH XUÂN (SHTT)