Thế giới

Phát hiện sự thật gây sốc về Tể tướng Lưu Gù: Dung mạo không hề giống như hậu thế tưởng tượng

Để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả về chiếc lưng gù, nhưng ít ai biết rằng ngoại hình thật của Lưu Dung không hề giống như hậu thế tưởng tượng.

Năm 1996, bộ phim Tể tướng Lưu gù dưới sự thể hiện của Lý Bảo Điền, Trương Quốc Lập và Vương Cương đã gây được tiếng vang lớn. Nội dung của bộ phim nói về câu chuyện đầu đời nhà Thanh có chàng thanh niên ở Sơn Đông tên là Lưu Thạch Am, lên kinh thành ứng thí. Chàng trai bé nhỏ với hình hài kỳ dị chính là Lưu Dung, tuy mang tấm lưng gù, nhưng bên trong là một tấm lòng trong sáng và trí tuệ hơn người. Yêu nước, thương dân, thanh liêm lại có tài văn chương thơ phú nên dần dần Lưu Dung được thăng đến chức tể tướng.

Trái ngược với ông là đại gian thần Hòa Thân luôn tìm cách vơ vét cho mình và lấy lòng Hoàng thượng. Cuộc đối đầu giữa Lưu Dung và Hòa Thân đã làm nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước mắt... đồng thời cũng đưa biệt danh “Lưu gù” của vị quan họ Lưu này trở nên nổi tiếng.

Phát hiện sự thật gây sốc về Tể tướng Lưu Gù: Dung mạo không hề giống như hậu thế tưởng tượng

Giống như trong phim Lưu Dung ngoài đời là một học giả lớn, học rộng, uyên thâm. Sống qua 4 đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, và Gia Khánh.

Nhưng theo dân gian, chi tiết Lưu Dung gù, không phải là bị tật từ nhỏ mà đến năm 40 tuổi ông mới bị gù. Gần đây các nhà sử học cũng đã đưa ra bằng chứng cho thấy Lưu Dung không phải là người gù bẩm sinh.

Nhà sử học Khương Vĩ Đường trong tác phẩm “Biệt hiệu Lưu gù” từng đưa ra lời khẳng định: Kỳ thực Lưu Dung không phải là người gù bẩm sinh!

Khảo cứu những tư liệu lịch sử liên quan đến thi cử của Thanh triều, Khương Vĩ Đường đưa ra luận cứ: Thời nhà Thanh có tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại dựa trên “Thân, ngôn, thư, pháp.”

Chỉ những người có ngoại hình đạt chuẩn (yếu tố “thân”), lời lẽ biết phân biệt phải trái (yếu tố “ngôn”), chữ viết đẹp, rắn rỏi (yếu tố “thư”), lời văn phải đúng quy cách, vượt trội, ưu tú (yếu tố “pháp”) thì mới có cơ hội bước vào đường quan lộ.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, ta có thể thấy yếu tố “thân” được đưa lên hàng đầu. Người muốn làm quan phải có mặt mũi dễ nhìn, dáng vẻ khí khái. Tể tướng Lưu Dung năm xưa từng thuận lợi tiến vào chốn quan trường, ắt không thể là một người gù bẩm sinh.

Phát hiện sự thật gây sốc về Tể tướng Lưu Gù: Dung mạo không hề giống như hậu thế tưởng tượng - 1
Chân dung của tể tướng Lưu Dung.

Ngoài ra, năm 1958, trong lúc người dân mở rộng diện tích đất canh tác tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, ngôi mộ của Lưu Dung và vợ đã được phát hiện. Khi ngôi mộ được mở ra, các chuyên gia đã rất ngạc nhiên vì bên trong không có nhiều châu báu, vàng bạc - điều thường thấy ở lăng mộ quý tộc, nhất là khi Lưu Dung còn là quan đầu triều. Điều đó cho thấy ông quả thật là một vị quan liêm khiết, giản dị, không ham của cải vinh hoa.

Sau hơn trăm năm nằm dưới lòng đất, hài cốt của Lưu Dung vẫn còn tìm được khá nguyên vẹn. Hộp sọ của ông tương đối lớn, bắp chân dài khoảng 75cm. Theo ước tính của các chuyên gia, Lưu Dung có chiều cao lên đến 1,9 mét. Trong thời hiện đại, đây đã được tính là chiều cao khủng. Trong thời đại của mình, Lưu Dung chắc chắn là người "khổng lồ".

Phát hiện này khiến giới chuyên môn phải kinh ngạc. Quan niệm cho rằng Lưu Dung chỉ cao khoảng 1,6 mét đổ xuống và có thân hình thấp bé vì cái tên Lưu Gù của ông hóa ra không đúng sự thật.

Phát hiện sự thật gây sốc về Tể tướng Lưu Gù: Dung mạo không hề giống như hậu thế tưởng tượng - 2

Nhưng cũng chính từ sự thật bất ngờ đó mà các nhà sử học cũng suy luận ra được lý do cho cái tên Lưu Gù. Vì bản thân quá cao, nên mỗi khi diện kiến, nói chuyện với hoàng đế, ông luôn phải cúi mình xuống thật thấp để tỏ lòng cung kính theo đúng phép tắc. Chiều cao của vua Càn Long và Gia Khánh đều khoảng 1,7 mét. Là một vị quan trung thành, tôn kính nhà vua, Lưu Dung phải gập người thật sâu thì mới không "vượt mặt" bề trên của mình. Vậy nên mới có tương truyền rằng người đã đặt biệt danh Lưu Gù chẳng ai khác mà chính là vua Gia Khánh.

Bên cạnh đó, các nhà sử học cũng không loại trừ khả năng vì thói quen thường xuyên cúi người mà khi về già, Lưu Dung đã bị gù lưng thật sự. Sau tất cả, suy đoán thú vị này càng khẳng định hơn nữa đức tính tuyệt vời của Lưu Dung.

Cũng phải nói thêm rằng, biệt hiệu “Lưu gù” của ông không phải tự nhiên mà có. Sử sách ghi lại: Gia Khánh Hoàng đế là người khởi xướng cho biệt danh “Lưu gù” của Lưu Dung.

Khi Gia Khánh lên ngôi, vị quan họ Lưu này tuổi đã ngoài 80, lưng khó tránh khỏi bị còng. Do đó, hai chữ “Lưu gù” chỉ thích hợp hình dung về một Lưu Dung lớn tuổi, chứ không thể coi là từ ngữ chính xác để xây dựng hình tượng khái quát về vị quan này.

Lưu Dung (1719-1805), tự là Sùng Như,hiệu là Thạch quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là con trai của Đại học sĩ Lưu Thống Huân. Ông đỗ Tiến sĩ năm 32 tuổi. Sau khi đỗ Tiến sĩ thì làm quan địa phương ở nhiều tỉnh, và sau này giữ chức quan cao nhất là Đại học sĩ Thể Nhân các, Thái tử Thái bảo. Ông không những là nhà chính trị nổi tiếng, mà còn là nhà thư pháp và nhà thơ, thư pháp của ông đường nét rắn khỏe, nét bút có hồn đẹp mắt và độc đáo, trở thành phong cách rất riêng của mình và nổi tiếng thiên hạ.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/phat-hien-su-that-gay-soc-ve-te-tuong-luu-gu-dung-mao-khong-he-giong-nhu-hau-the-tuong-tuong-tintuc803819