Thế giới

Lý do cảm động của Nhật hoàng Akihito khi quyết định thoái vị truyền ngai vàng cho con trai vào ngày 30/4 tới

Ngoài việc tuổi già sức yếu, Nhật hoàng Akihito vẫn muốn bày tỏ tâm tư, tình cảm của cá nhân mình về việc thoái vị và hy vọng người dân có thể thấu hiểu.

Không giống như những Hoàng gia khác, việc Nhật hoàng thoái vị là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản. Theo luật Hoàng gia Nhật, không có quy định nào cho việc thoái vị đối với một Nhật hoàng đang còn sống, vì vậy nếu như Nhật hoàng Akihito muốn thoái vị thì phải sửa đổi luật và quá trình này cũng phải mất ít nhất vài năm.

Còn nhớ vào tháng 8/2016, Nhật hoàng Akihito, năm đó 83 tuổi đã bất ngờ bày tỏ ý định muốn thoái vị vì lý do tuổi tác và sức khỏe sau 3 thập kỷ trị vì khiến người dân Nhật Bản hoang mang. Được biết, Nhật hoàng Akihito bắt đầu kế vị ngôi vua khi cha ông là Nhật hoàng Hirohito qua đời vào năm 1989. Trong suốt thời gian qua, ông được xem là người cống hiến hết mình cho đất nước, là người luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân.

Lý do cảm động của Nhật hoàng Akihito khi quyết định thoái vị truyền ngai vàng cho con trai vào ngày 30/4 tới
Nhật hoàng mong muốn thoái vị vì tuổi già sức yếu.

Với suy nghĩ đó, ông đã đến nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản, bất kể là biển đảo hay những vùng đất xa xôi để thăm hỏi mọi người. Đối với ông, đó là hành động rất quan trọng của Nhật hoàng với vai trò biểu tượng của đất nước. Nhật hoàng không chỉ là biểu tượng quốc gia, mà còn là người kế thừa truyền thống đất nước nên luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm phải bảo vệ truyền thống đó. Tuy nhiên, xã hội Nhật Bản đang trong giai đoạn già hóa rất nhanh và Nhật hoàng cũng ngày càng lớn tuổi. Ông bắt đầu ý thức được bản thân mình ngày càng yếu đi do tuổi cao, và khẳng định rằng thời gian tới sẽ khó hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước một cách chu toàn như ông đã và đang làm.

Lý do cảm động của Nhật hoàng Akihito khi quyết định thoái vị truyền ngai vàng cho con trai vào ngày 30/4 tới - 1

Nhật hoàng Akihito không muốn gây áp lực lên gia đình Hoàng gia khi phải đau lòng vì Nhật hoàng băng hà và chào đón một người mới lên ngôi cùng một lúc.

Đối với Nhật hoàng, ông không thể đề cập trực tiếp về hệ thống Hoàng gia hiện tại, nhưng ông muốn chia sẻ với tư cách cá nhân về câu chuyện kế vị trước đây của mình. Nhật hoàng Akihito cho biết, việc vừa đau lòng một Nhật hoàng băng hà và vừa chào đón một người mới lên ngôi cùng một lúc sẽ tạo ra sức ép lớn cho những người có liên quan, đặc biệt là gia đình Hoàng gia.

Vì vậy, ông thừa nhận rằng đã từng suy nghĩ về việc phải làm gì để giảm bớt những nỗi đau đó cho gia đình. Dù không thể nói trực tiếp việc muốn thoái vị, nhưng Nhật hoàng muốn chia sẻ với người dân về những lo lắng, tâm tư của mình và mong người dân có thể thấu hiểu. Không những thế, Nhật hoàng còn lo lắng rằng, khi tình trạng sức khỏe của ông ngày càng yếu đi, thì nhiều người bị ảnh hưởng khi phải dốc hết tâm sức để lo cho sự kiện Nhật hoàng ra đi trong một thời gian dài và băn khoăn liệu có thể ngăn chặn tình trạng đó dưới thời của mình hay không? Sau tất cả, Nhật hoàng bày tỏ mong muốn Hoàng gia nên tiếp tục sát cánh cùng người dân trong mọi thời điểm xây dựng đất nước.

Lý do cảm động của Nhật hoàng Akihito khi quyết định thoái vị truyền ngai vàng cho con trai vào ngày 30/4 tới - 2
Vào ngày 1/5 tới đây, Thái tử Naruhito sẽ chính thức đăng cơ.

Hội đồng Nội chính Hoàng gia Nhật Bản gồm 10 thành viên, bao gồm Thủ tướng Abe, lãnh đạo lưỡng viện quốc hội, chánh án tòa án tối cao, trưởng quan Cơ quan Nội chính Hoàng gia (Cung Nội Sảnh) và 2 thành viên hoàng tộc. Hội đồng cũng đã quyết định Thái tử Naruhito - con trai trưởng Nhật hoàng sẽ tiến hành lễ đăng cơ vào ngày 1/5/2019. Việc Nhật hoàng Akihito thoái vị sẽ khép lại thời kỳ Heisei (Bình Thành) trong lịch sử Nhật Bản sau 3 thập kỷ trị vì đất nước.

Theo Jia You (Helino)