Thế giới

Giới khoa học Trung Quốc tính phương án dùng máy dò tia vũ trụ tìm kiếm hài cốt Tần Thủy Hoàng

Tia vũ trụ có thể giúp các nhà khảo cổ tìm ra căn phòng bí mật chứa hài cốt và kho báu của Tần Thủy Hoàng, theo nghiên cứu mới đây ở Trung Quốc.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) được hàng trăm ngàn nhân công xây dựng trong khoảng hơn bốn thập kỷ và hoàn thành năm 208 TCN, theo sử gia Tư Mã Thiên. Với diện tích lớn hơn Tử Cấm Thành tới hơn 70 lần, đây là một trong những lăng mộ cá nhân lớn nhất thế giới.

Các kiến trúc bề mặt của lăng mộ không còn trụ vững, tuy vậy kiến trúc ngầm vẫn còn khá hoàn chỉnh. Một số nhà khảo cổ tin rằng căn phòng bí mật chứa quan tài Tần Thủy Hoàng và nhiều kho báu giá trị vẫn chưa được phát hiện, sau khi họ đã khảo sát toàn bộ khu vực nhưng không phát hiện dấu vết trộm mộ.

Nghiên cứu mới đây được chính phủ Trung Quốc cấp kinh phí đã đánh giá tính khả thi của một dự án tận dụng tia vũ trụ để tìm kiếm. Theo nghiên cứu, ít nhất hai máy dò tia vụ trụ cần được đặt ở các vị trí khác nhau dưới mặt đất khoảng 100 mét.

Những thiết bị có kích cỡ bằng một chiếc máy giặt này có thể phát hiện hạt hạ nguyên tử có nguồn gốc vũ trụ đâm xuống đất.

Giới khoa học Trung Quốc tính phương án dùng máy dò tia vũ trụ tìm kiếm hài cốt Tần Thủy Hoàng
Đội quân đất nung bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Ảnh: NatGeo Collection)

Dữ liệu sẽ giúp các nhà khoa học xác định những cấu trúc ngầm vốn không thể phát hiện bằng các phương pháp khác, theo giáo sư Liu Yuanyuan và các cộng sự tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Acta Physica Sinica.

Vào những năm 1970, khoảng 8.000 tượng chiến binh đất nung, một đội quân được cho là để bảo vệ Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia, đã được phát hiện phát hiện trong nghĩa trang, ở một hố đất cách xa trung tâm lăng mộ.

Sau nhiều thập kỷ khảo sát, các nhà khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của một cung điện ngầm cao khoảng hơn 30 mét. Họ cũng tìm thấy bằng chứng ủng hộ các ghi chép của Tư Mã Thiên, trước đó vốn bị coi là không thực tế, chẳng hạn như các hồ chứa, dòng chảy chứa thủy ngân tượng trưng cho các dòng sôn lớn của Trung Quốc.

Tuy vậy, cấu trúc chi tiết của cung điện và vị trí chính xác của căn phòng chứa hài cốt Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều mô tả khác của Tư Mã Thiên, chẳng hạn như những chiếc bẫy gắn nỏ và tên để bắn những kẻ xâm nhập lăng mộ, hiện vẫn chưa được xác nhận.

Việc sử dụng tia vũ trụ trong khảo cổ đã xuất hiện từ thập niên 1960.  Các nhà vật lý thiên văn phát hiện tia vũ trụ có thể va chạm với các oạt trong không khí, tạo ra phân tử muon có thể xuyên qua hầu hết mọi thứ.

Hạt muon dễ bị hấp thụ hơn sau khi xuyên qua các nguyên liệu dày đặc. Bằng cách so sánh số lượng hạt moun mà một máy dò thu được từ những góc khác nhau, các nhà khảo cổ có thể phát hiện những cấu trúc rỗng chẳng hạn như phòng bí mật hay lối đi trong các tòa nhà.

Tuy vậy, ý tưởng này phần lớn vẫn nằm trên lý thuyết, bởi hạt moun không dễ phát hiện. Nhiều thập kỷ gần đây, các nhà khoa học vẫn phải dùng những thiết bị to bằng cả căn phòng, khiến ứng dụng thực địa gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của vật lý phân tử, kích cỡ máy dò tia vũ trụ đã được thu gọn đáng kể. Vào năm 2017, một nhóm khảo cổ ở Ai Cập phát hiện căn phòng dài 30 mét bên trong kim tự tháp 4.500 tuổi nhờ một thiết bị xách tay.

Phó giáo sư địa vật lý Yang Dikun ở Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam ở thành phố Thâm Quyến cho rằng dự án kể trên là khả thi.

"Máy dò hạt moun là chúng tôi chế tạo và sử dụng thực địa ngày nay nhỏ tới mức trẻ em cũng có thể mang vác," Yang giải thích.

Yang cho biết các nhà khảo cổ đã cố gắng lập bản đồ lăng mộ bằng nhiều phương pháp khác. Máy dò dị thường trọng lực có thể phát hiện vật chất với độ dày đặc khác nhau, nhưng phạm vi sử dụng rất hạn chế và độ chính xác cũng bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường.

Tính hiệu điện từ rất nhạy với các cấu trúng có kim loại, trong khi radar xuyên đất có giới hạn độ sâu.

Tuy vậy, cách tiếp cận tia vũ trụ vẫn còn nhiều thử thách. Máy dò tia vũ trụ cần được đặt ở độ sâu phù hợp mà không ảnh hưởng tới cấu trúc và cổ vật trên mặt đất, theo Yang.

Bên cạnh đó, không như các phương pháp dò tìm khác có thể cho kết quả gần như ngay lập tức, máy do hạt muon cần được duy trì ở một vị trí đủ lâu để thu thập đủ số hạt có thể phân tích được.

"Chúng ta cần kiên nhẫn," Yang nói.

Giả lập máy tính được nhóm của Liu thực hiện cho thấy sẽ phải mất một năm để thu thập đủ dữ liệu tạo ra hình ảnh rõ ràng. Liu và các công sự cho biết một số chi tiết kỹ thuật, chẳng hạn như số lượng và vị trí máy dò cần được đánh giá và tối ưu.

Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/gioi-khoa-hoc-trung-quoc-tinh-phuong-an-dung-may-do-tia-vu-tru-tim-kiem-hai-cot-tan-thuy-hoang-tintuc801547