Thế giới

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng

Lúc sinh thời, Tần Thủy Hoàng luôn bị ám ảnh bởi cái chết và liên tục tìm kiếm thuốc trường sinh. Tuy nhiên, ông lại chết ở tuổi 49 do chính một loại thuốc "trường sinh bất lão".

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là người sáng lập ra nhà Tần, cũng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Sau cuộc chiến tranh thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cũng bắt đầu bước chân vào cuộc chiến mới chống lại cái chết và thực hiện giấc mơ trường sinh bất tử cho mình.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 1

Công cuộc này được cho là kéo dài 10 năm. Tần Thủy Hoàng đã yêu cầu tất cả ngự y, pháp sư và hiền tài trong nước ra sức tìm kiếm phương thuốc giúp phá vỡ quy luật tự nhiên "sinh - lão - bệnh - tử" để được trường tồn cùng với trời đất.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 2

Khi các nhà phương sĩ thất bại trong việc tìm cách thức trường sinh, Tần Thủy Hoàng đã đi đến đảo Zhifu - nơi được tương truyền có một vị đạo sĩ nắm giữ bí mật về cuộc sống vĩnh cửu.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 3

Tại đây, Tần Thủy Hoàng đã gặp Từ Phúc, người trình sớ tấu rằng “trên biển đông có ba ngọn núi thần có thần tiên sinh sống và có thần dược giúp trường sinh bất tử”. Sau chuyến vượt biển tìm thuốc trường sinh đầu tiên không có kết quả, Từ Phúc trở về và tâu rằng đã tìm thấy đảo Bồng Lai, nơi đây có thần tiên nắm giữ thuốc trường sinh, nhưng muốn lấy được thần dược phải có lễ vật gồm 3.000 đồng nam, đồng nữ.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 4

Ở lần tiếp theo, Từ Phúc yêu cầu phải có cung lớn và vũ khí để đuổi cá kình cản đường trên biển. Tần đế đã nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu này mà không mảy may nghi ngờ. Tuy nhiên, ở chuyến đi cuối cùng, do không tìm thấy thuốc trường sinh, Từ Phúc và đoàn tùy tùng không quay trở lại và được cho là lưu lạc đến Nhật Bản.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 5

Tần Thủy Hoàng sau đó vẫn tiếp tục tìm mọi cách để "trường sinh bất lão". Ông bắt đầu uống thuốc chứa thủy ngân do các nhà giả kim thuật điều chế. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, người ta cho rằng thủy ngân có sức mạnh giúp con người bất tử.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 6

Do đó, các nhà giả kim thuật Trung Quốc cổ đại đã điều chế các hợp chất thủy ngân, thường bằng cách trộn thủy ngân lỏng với các chất độc hại khác như lưu huỳnh. Những hợp chất này được dành riêng cho giới thượng lưu giàu có, những người khao khát sự bất tử.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 7

Theo quan niệm phổ biến dưới thời nhà Tần, khi con người chết đi, phần quý giá nhất là linh hồn rời khỏi cơ thể. Linh hồn bay lên thiên đường trong khi thể xác bị chôn vùi. Do đó, người cổ đại tìm cách giữ linh hồn trong cơ thể sau khi chết.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 8

Các nhà giả kim thuật cho rằng uống thủy ngân có thể ngăn linh hồn rời khỏi cơ thể, từ đó đạt được sự bất tử. Tần Thủy Hoàng thường xuyên uống thủy ngân liều lượng thấp và dần dần nhiễm độc.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 9

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đã đổ bệnh nặng trong lúc đi tuần du ở phía Đông. Ông uống thuốc của một trong những pháp sư đã luyện thuốc trường sinh, bị nhiễm độc thủy ngân quá liều và qua đời ngay lập tức.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 10

Khi phát hiện lăng mộ dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng vào năm 1974, các nhà khảo cổ đưa tàu thăm dò xuống và kiểm tra kim loại nặng ở nền đất. Nghiên cứu của họ hé lộ nồng độ thủy ngân cao bất thường, gấp 100 lần so với tỷ lệ trong tự nhiên.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 11

Xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của vị vua này thấy nồng độ thủy ngân rất cao. Xung quanh lăng mộ có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh vì theo người Trung Quốc cổ đại, sông thủy ngân có thể đem lại sự bất tử.

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 12
Tần Thủy Hoàng tin tưởng vào sự bất tử của mình do đó ông không chọn người kế nhiệm ngai vàng cũng như không để lại di chúc. Vì vậy sau khi Tần vương chết, đất nước sớm đi vào hỗn loạn vì tranh giành ngôi báu giữa các thế lực.

Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/giac-mo-truong-sinh-va-cai-chet-bi-an-cua-tan-thuy-hoang-a358969.html