Thế giới >> COVID-19 (nCoV)

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm

Đó là chiến lược vaccine. Dù là đất nước sản xuất 60% vaccine toàn cầu, Ấn Độ đã rơi vào một vũng lầy do chính họ tạo ra.

Sneha Marathe (31 tuổi) mất nửa ngày để đặt lịch tiêm phòng vaccine Covid-19 qua mạng. "Nó giống kiểu ai đến trước thì được," - cô cho biết. "Các lịch hẹn kín chỗ trong vòng 3 giây thôi."

Nhưng nào đã hết. Đến sát thời gian, bệnh viện đột nhiên hủy chỗ của cô vì không còn vaccine nữa. Marathe lại phải quay về vạch xuất phát: lên mạng và cố gắng nhanh tay đặt một lịch hẹn khác.

Ở Ấn Độ, mọi công dân từ 18 - 44 tuổi phải đăng ký tiêm chủng qua nền tảng trực tuyến CoWin do chính phủ cung cấp. Với nhu cầu tiêm phòng cao hơn nguồn cung, một số người Ấn Độ rành về công nghệ thậm chí phải viết lại code để can thiệp, nhằm đặt được lịch tiêm.

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm

Marethe không biết viết code, nhưng cô nằm trong số hàng triệu người Ấn Độ may mắn có thể tiếp cận công nghệ - trong khi cả trăm triệu người khác không có smartphone và cũng không thể tiếp cận internet, dù đó là con đường duy nhất để họ được tiêm.

Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã chạy chương trình tiêm chủng cho 960 triệu người Ấn Độ, nhưng nguồn cung thì không thể đáp ứng (ước tính phải hơn 1,8 tỉ liều). Tệ hơn nữa, việc tiêm chủng không thể tiến hành trong khi "địa ngục Covid" đang xảy ra, khiến họ thậm chí có khả năng phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 3.

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm - 1

Trong bài phỏng vấn với BBC, một chuyên gia y tế cấp cao tại Ấn Độ cho biết việc tiêm chủng tại Ấn Độ hiện tại là một mớ hỗn độn: kế hoạch thiếu chu đáo, mua sắm không đồng bộ, và giá cả không thể kiểm soát.

Nhưng Ấn Độ, đất nước sản xuất tới 60% vaccine cho cả thế giới, được xem là "xưởng thuốc toàn cầu" lại rơi vào tình cảnh thiếu vaccine cho chính mình?

Chiến lược quá rời rạc

"Ấn Độ đã chờ tới tận tháng 1/2021 để đặt hàng vaccine, trong khi họ có thể đặt trước từ rất lâu. Và lượng đặt hàng của họ cũng rất nhỏ," - trích lời Achal Prabhala, nhà điều phối của AccessIBSA, nơi tổ chức tiếp cận dược phẩm cho Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.

Từ tháng 1 - 5/2/21, Ấn Độ mua khoảng 350 triệu liều 2 mũi vaccine AstraZeneca của Oxford - được sản xuất tại Viện Serum Ấn Độ (SII) - và Covaxin do công ty nội địa Bharat Biotech sản xuất. Với mức giá chỉ 2 đô mỗi liều - gần như là rẻ nhất thế giới, nhưng số lượng thì chẳng đủ để đáp ứng dù chỉ 20% dân số.

Hồi tháng 3, Thủ tướng Modi tuyên bố Ấn Độ đã đánh bại Covid-19, và họ quyết định hướng đến xuất khẩu vaccine, thay vì dùng nó cho cư dân trong nước.

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm - 2

Điều này khác với những gì xảy ra ở Mỹ và EU - tất cả đều đặt trước số liều nhiều hơn con số cần sử dụng từ 1 năm trước khi có vaccine. "Nó đảm bảo cho các nhà sản xuất vaccine có thị trường, cho họ con số dự đoán về nguồn cung và kinh xoanh và đảm bảo chính phủ có vaccine càng sớm càng tốt," - Prabhala nhận định.

Ấn Độ đã chờ tới tận ngày 20/4 - thời điểm làn sóng dịch thứ 2 xuất hiện để bổ sung thêm 610 triệu đô cho SII và Bharat Biotech nhằm tăng cường sản xuất vaccine.

Một sai lầm khác - theo Malini Aisola, chuyên gia thuộc tổ chức Mạng lưới Thuốc toàn Ấn Độ - là quyết định không tận dụng khả năng sản xuất của Ấn Độ để chuyển đổi thành các nhà máy sản xuất vaccine. 4 công ty - bao gồm 3 công ty của chính phủ chỉ mới được cấp phép sản xuất Covaxin. Trong khi đó ngay từ đầu tháng 4, nhà sản xuất vaccine Sputnik V của Nga đã ký hợp đồng với các công ty này để sản xuất rồi.

Thị trường quá bế tắc

Với tư cách là khách hàng duy nhất, chính quyền liên bang Ấn Độ đáng lẽ có thể kiểm soát giá tốt hơn - theo nhận định của Aisola. "Nó đáng lẽ cho phép giá vaccine còn thấp hơn mức 2 đô. Nhưng thay vào đó, nó lại tăng lên," - bà bổ sung.

Nguyên nhân là bởi từ ngày 1/5, các bang và bệnh viện tư nhân của Ấn Độ đã được phép tự liên hệ và làm việc với các nhà sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh không đáng só. Các bang đã phải trả gấp đôi tiên - 4 đô mỗi liều - so với mức của chính phủ cho Covishield, và gấp 4 lần với Covaxin là 8 đô. Và đó là sau khi 2 công ty sản xuất quyết định hạ giá "như một cử chỉ từ thiện". Đó là chưa kể các bang còn phải cạnh tranh nguồn cung vốn rất khan hiếm với các bệnh viện tư, từ đó đẩy giá đến công chúng lên cao hơn nữa.

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm - 3

Kết quả, thị trường vaccine của Ấn Độ đã trở nên tự do hơn rất nhiều, với một mặt hàng không nên có sự tự do. Tại các bệnh viên tư, một liều vaccine hiện có giá 1500 rupee (khoảng 20 đô, tương đương hơn 460 ngàn đồng tiền Việt).

Một số bang Ấn Độ hiện đã lên kế hoạch nhập khẩu vaccine từ Pfizer, Morderna và Johnson & Johnson. Nhưng không có nhà sản xuất nào đảm bảo cung ứng đủ vaccine cho những tháng kế tiếp, khi nhiều quốc gia giàu có hơn đã đặt trước toàn bộ.

Vaccine Sputink V của Nga cũng đã được cấp phép, nhưng hiện chưa rõ khi nào mới đưa vào vận hành.

Giá vaccine quá cao

Một số ý kiến đã chỉ trích SII và Bharat Biotech vì quá ham kiếm lợi trong đại dịch, nhất là khi một phần nguồn vốn của họ là từ quỹ công. Nhưng một số khác cho rằng lỗi nằm ở cơ quan điều hành. Bởi hiện tại, Ấn Độ là quốc gia duy nhất chính phủ không phải là khách hàng duy nhất, cũng nằm trong số ít nơi không miễn phí tiêm chủng.

Dẫu vậy, các chuyên gia y tế đồng ý rằng cả hai công ty cần minh bạch hơn về giá sản xuất vaccine và các hợp đồng thương mại họ đang có. Theo Bà Aisola, SII cần giải trình về việc họ đã tiêu 300 triệu đô nhận được từ chương trình COVAX quốc tế và Quỹ Gates của tỷ phú Bill Gates như thế nào. Các khoản tiền này vốn dùng để nhập vaccine cho các nước thu nhập thấp, nhưng SII không thể làm được vì lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ. Họ thậm chí đã nhận được biên bản pháp lý từ AstraZeneca vì không thể thực hiện cam kết gửi 50% nguồn cung tới các quốc gia nói trên.

'Địa ngục Covid' Ấn Độ: Cái giá phải trả vì một chiến lược quá sai lầm - 4

Ngoài ra, trong khi Ấn Độ ủng hộ từ bỏ quyền sáng chế với vaccine ở nước ngoài, thì vaccine Covaxin trong nước của họ không thấy có động thái gì.

Việc tiêm chủng cho 70% dân số tới 1,4 tỉ của Ấn Độ sẽ là một kế hoạch dài hơi và cần sự kiên nhẫn. Với lịch sử thành tích tiêm chủng ấn tượng trong quá khứ, đây không phải là điều bất khả thi. Nhưng khi chỉ dựa vào 2 công ty để quản lý nguồn cung và giá cả, khi nào mới tiêm xong là câu hỏi ít người có thể trả lời được.

Theo J.D (Pháp luật & Bạn đọc)




https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/dia-nguc-covid-an-do-cai-gia-phai-tra-vi-mot-chien-luoc-qua-sai-lam-16221160500121315.htm