Thế giới

Chuyên gia Mỹ lấy lại thể diện cho F-22?

Khi vụ lùm xùm liên F-22 và Su-35 trên bầu trời Syria lắng xuống, chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng không cần F-22, Mỹ cũng đánh bại được Su-35 Nga.

Nhận định trên được chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar nói đến trong bài viết đăng tải trên Tạp chí The National Interest. Dù không chiến không phải là thế mạnh của F-16 nhưng khi được trang bị radar AESA, F-16 Falcon hoàn toàn đủ sức đối đầu với Su-35 trong không chiến tầm xa.

Tuy nhiên theo Dave Majumdar, trong các tình huống cận chiến tiêm kích F-16 không phải chịu lép vế bởi hiệu quả chiến đấu có thể phải phụ thuộc nhiều vào khả năng của phi công và tính năng của những loại vũ khí được trạng bị.

Chuyên gia Mỹ lấy lại thể diện cho F-22?
Tiêm kích F-22 Mỹ.

Cuộc đối đầu giữa tên lửa tầm gần R-73 trên Su-35 và AIM-9X của F-16 khi cận chiến ở khoảng cách nhìn thấy đối phương bằng mắt thường sẽ dẫn đến tình huống khó tránh khỏi là hủy diệt lẫn nhau trên cơ sở kỹ thuật bay không chiến.

Khi thực chiến trong điều kiện như vậy, Su-35 của Nga có lợi thế hơn nhờ khả năng siêu cơ động. Tất nhiên, Dave Majumdar cho rằng một phi công có kinh nghiệm và giờ bay lớn trên F-16 vẫn hoàn toàn đủ sức có thể vô hiệu đòn đánh của Su-35 và khiến máy bay Nga nằm đất.

Việc Dave Majumdar dùng tiêm kích F-16 (thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1974) để so sánh với chiến đấu cơ mới nhất của Nga về thực chất đang hạ thấp Su-35 và cách so sánh này được xem là không thỏa đáng, một chuyên gia quân sự cấp cao khác của Mỹ là Kyle Mizokam nhận định.

Vị chuyên gia này cho rằng, dù F-22 hội tụ những công nghệ đỉnh cao của hàng không quân sự Mỹ nhưng nó hoàn toàn có thể bị bắn hạ trong một cuộc không chiến với Không quân Triều Tiên được trang bị những chiến đấu cơ từ thời Chiến tranh lạnh nếu Bình Nhưỡng gặp may.

Nhận định của Kyle Mizokam được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố không cần tiêm kích thế hệ mới như Su-35 của Nga mà tiêm kích MiG-29 cũng đủ sức đối phó với chiến đấu cơ Mỹ. Tuy nhiên, phi đội MiG-29 chỉ được trang bị radar phiên bản xuất khẩu, vì vậy tầm hoạt động bị hạn chế và mất lợi thế trước tiêm kích Mỹ.

Nhưng khi thực hiện không chiến trong phạm vi tầm gần, tiêm kích MiG-29 có thể phát huy được sức mạnh nhờ vào hệ thống định vị mục tiêu và ra lệnh khai hỏa tích hợp trên mũ của phi công.

Mặc dù vậy, những chiếc MiG-29 không thể chiếm ưu thế trước tiêm kích Mỹ như thời Chiến tranh lạnh. Vì vậy, muốn giành được thế mạnh và đánh chặn được tiêm kích Mỹ, MiG-29 chỉ có thể dựa vào yếu tố may mắn.

Sự thua kém của MiG-29 Triều Tiên trước những tiêm kích tối tân của Mỹ như F/A-18 hay F-16 và đặc biệt là F-22 là không thể phủ nhận nhưng Kyle Mizokam quên rằng trên chiến đấu cơ Triều Tiên đang được trạng bị dòng tên lửa tối tân R-73.

Và chỉ với tên lửa không đối không R-73 này, Triều Tiên hoàn toàn có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình Mỹ mà không cần phải dựa vào may mắn.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)