Thế giới >> Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội

Cách mạng văn hóa tiêu dùng ở Triều Tiên trong nỗ lực thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh

Tập trung phát triển sản xuất và tiêu dùng nội địa là một phần trong nỗ lực của Triều Tiên nhằm chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại và cung ứng nhiên liệu chủ yếu với Triều Tiên nhiều năm qua.

Giống như tất thảy những người Triều Tiên trưởng thành, trên trang phục của Song Un-pyol, ghim chặt ở vạt áo trái, ngay phía trên trái tim cô, là huy hiệu những lãnh tụ tối cao Triều Tiên. Nhưng ở vạt áo bên phải của Song, hơn nửa năm qua đã xuất hiện một chiếc trâm vàng có nạm kim cương.

Cách mạng văn hóa tiêu dùng ở Triều Tiên trong nỗ lực thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh
Song Un-pyol - quản lý một siêu thị quốc doanh tại Bình Nhưỡng

Song, quản lý một siêu thị quốc doanh, nơi cung cấp thịt lợn, thịt bò, nhiều mặt hàng sữa, bánh và đồ hộp, có thể coi là một trong số những “biểu tượng” cho sự thay đổi mô hình kinh tế ở Triều Tiên, cùng với những ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển văn hóa tiêu dùng.

Đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế và “cơn bão” nhập khẩu từ Trung Quốc đã tạo ra sự mất cân bằng thương mại lớn đối với nền kinh tế Triều Tiên. Giá nhập khẩu xăng dầu ở nước này, đã tăng hơn 200% trong 6 tháng cuối năm 2018.

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên, đó chính là cảm giác nhộn nhịp, lạc quan mạnh mẽ bùng nổ ở phần lớn đất nước.

Dọc con đường của hầu hết các thành phố Triều Tiên trong những ngày này, nở rộ các cửa hàng nhỏ bày bán trái cây và thực phẩm. Trong các cửa hàng điện tử, mẫu điện thoại thông minh mới nhất của dòng Py Pyyangyang được bày bán với giá 200 USD. Nhà máy bia hàng đầu của Bình Nhưỡng, Taedonggang, trong khi đó vừa thêm một loại bia thứ tám vào dòng sản phẩm của mình.

Cách mạng văn hóa tiêu dùng ở Triều Tiên trong nỗ lực thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh - 1
Cuộc cách mạng về văn hóa tiêu dùng đang phát triển mạnh ở Triều Tiên

Các nhà máy của Triều Tiên đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn với giá thành phải chăng hơn. Các nhà quản lý, trong khi đó, đã có nhiều sự tự do hơn trước trong việc quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh, chi phí nhân công, để có thể tạo ra lợi nhuận.

Mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn thắt chặt, các sản phẩm nước ngoài vẫn hiện diện ở Triều Tiên. Một lon cà phê Pokka từ Nhật Bản có giá khoảng 8 Won Triều Tiên (KPW). Việc mua những sản phẩm xa xỉ, như một chiếc xe hơi Mercedes-Benz dòng Viano, với giá khoảng 63.000 USD, dĩ nhiên khó khăn hơn, nhưng vẫn thể thực hiện được.

Chỉ có ba biển quảng cáo (sản phẩm nước ngoài) hiện diện Bình Nhưỡng và quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí hoàn toàn không tồn tại ở Triều Tiên. Nhưng các cửa hàng dịch vụ ở Triều Tiên, đặc biệt khu vực thủ đô Bình Nhưỡng, đã và đang hướng tới sự thân thiện với khách hàng nhiều hơn.

Kể từ 2015, “Lãnh tụ Kim Jong-un thân yêu đã đảm bảo rằng chúng tôi được phép mở cửa hàng phục vụ từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối để có thể phục vụ tốt hơn cho người dân” – cô Song cho biết.

Cách mạng văn hóa tiêu dùng ở Triều Tiên trong nỗ lực thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh - 2
Triều Tiên đang nhập siêu từ Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng năng lượng

Những hoạt động khuyến mãi, kích cầu mua sắm đang được Các cửa hàng quốc doanh tại Bình Nhưỡng áp dụng ngày một thường xuyên. Như chương trình mua hai tặng một, dùng thử miễn phí sản phẩm mới, đăng kí làm thẻ khách hàng thân thiết…

Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ thương mại và cung ứng nhiên liệu của Triều Tiên. Sự mất cân bằng trong kinh ngạch xuất-nhập khẩu ngày càng lớn khi Trung Quốc cắt giảm các mặt hàng nhập khẩu từ Triều Tiên trong năm qua.

Nhập siêu từ Trung Quốc của Triều Tiên trong 6 tháng cuối năm 2018, lên tới 2 tỉ USD. Cắt đứt thương mại với Trung Quốc, dĩ nhiên sẽ là thảm họa đối với Bình Nhưỡng. Nhưng lãnh đạo Triều Tiên, không thể không chuẩn bị cho tương lai.

Phát triển sản xuất và tăng cường dịch vụ nội địa, tức tập trung nhiều hơn vào phần “Bơ” trong cuộc cách mạng “Súng & Bơ” được khởi xướng bởi Kim Jong Ung, là bước đi quan trọng nhất.

Cách mạng văn hóa tiêu dùng ở Triều Tiên trong nỗ lực thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh - 3
Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội sẽ là bước ngoặt cho nền kinh tế Triều Tiên

Michael Spavor, doanh nhân người Canada, một trong những người phương Tây hiếm hoi từng gặp trực tiếp ông Kim Jong-un, khẳng định “sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng nội địa đang phát triển tại Triều Tiên. Sự cạnh tranh giữa cách công ty, nhãn hàng đã xuất hiệu nhiều hơn. Và đây chính là chuyển biến tích cực đối với nền kinh tế Triều Tiên”.

Kang Chol-min, một nhà nghiên cứu của Ban Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội, cho biết Triều Tiên đang nỗ lực tăng cường sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nội địa, để thu hút người tiêu dùng. Theo ông Kang “điều lạc quan là, số lượng người tiêu dùng liên kết với các mạng lưới thương mại quốc doanh đang gia tăng”.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, theo các chuyên gia hàng đầu, sẽ là một bước quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Triều Tiên trong nỗ lực giảm bớt tầm ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

THANH XUÂN (SHTT)