Thế giới

Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ

Trong tuần thứ 8 liên tiếp, hàng nghìn người biểu tình "áo khoác vàng" đã đổ xuống đường phố trên khắp nước Pháp, tiếp tục phong trào phản đối chính quyền Tổng thống Macron.

Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ
Sau kỳ nghỉ lễ, hàng nghìn người biểu tình Pháp đã đổ xuống đường hôm 5/1, cố gắng hồi sinh phong trào "áo khoác vàng" tại thủ đô Paris và những thành phố lân cận, theo AP. Đây là tuần thứ 8 liên tiếp diễn ra cuộc biểu tình "áo khoác vàng" chống lại chính sách tăng thuế nhiên liệu và nhiều chính sách kinh tế khác của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron. Ảnh: AP.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 1
Trong chiếc "áo khoác vàng" biểu tượng của phong trào, đoàn người biểu tình diễu hành từ đại lộ Champs Elysees qua trung tâm Paris. Người lao động Pháp và tầng lớp thu nhập thấp thể hiện sự tức giận đối với ông Macron vì cho rằng tổng thống không lắng nghe họ, áp đặt mức thuế vô lý và thực thi nhiều chính sách có lợi cho người giàu. Ảnh: AP
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 2
Một số người còn hát vang bài quốc ca "La Brussillaise" của Pháp. Một số khác giơ cao biểu ngữ "Macron, từ chức!" và "Xóa bỏ đặc quyền của giới thượng lưu". "Chính phủ không có quyền để chúng tôi rơi vào hoàn cảnh tồi tệ như thế này. Chúng tôi chán ngấy việc suốt ngày phải trả tiền rồi...Đúng ra chúng tôi có thể sống được với tiền lương của mình", người biểu tình Francois Cordier nói với Reuters. Ảnh: Reuters.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 3
Trung tâm mua sắm Galeries Lafayette ở Paris đã phải đóng cửa trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên các cửa hàng và nhà hàng sang trọng khác vẫn mở cửa như bình thường. Tại thành phố Bordeaux ở phía tây nam, Ruoen ở phía bắc và Marseille ở phía đông nam nước Pháp, hàng nghìn người biểu tình cũng xuống đường vào ngày 5/1. Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn trước. Ảnh: Reuters.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 4
Cuộc biểu tình đầu tiên trong năm 2019 nổ ra chỉ một ngày sau khi chính phủ Pháp tuyên bố lại lập trường cứng rắn đối với phong trào "áo khoác vàng". Trong bài phát biểu năm mới, ông Macron nói người biểu tình là những kẻ kích động muốn tìm cách lật đổ chính phủ. Ngày 2/1, cảnh sát Pháp đã bắt giữ Eric Drouet, một nhân vật nổi bật của phong trào, với cáo buộc tổ chức biểu tình bất hợp pháp, theo AP. Ảnh: Reuters. 
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 5
Hôm 4/1, Phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux cho rằng những người biểu tình giờ đây "muốn bạo loạn". Tuy nhiên hiện chưa có thông tin nào về tình trạng bạo lực, trái ngược với tình trạng hỗn loạn vào tháng 12/2018, khi cảnh sát phải sử dụng cả đạn hơi cay và vòi rồng để trấn áp người biểu tình. Các tuyến tàu điện ngầm ở Paris cũng được mở trở lại. Ảnh: Reuters. 
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 6
Từ ngày 17/11/2018, phong trào "áo khoác vàng" diễn ra với hàng loạt các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp vào mỗi cuối tuần. Khởi đầu chỉ với mục đích phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu, nhưng sau đó phong trào trở thành làn sóng chống lại chính quyền Tổng thống Macron. Ảnh: Reuters. 
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 7
Đỉnh điểm của phong trào là vào giữa tháng 12/2018, khi tình trạng bạo lực lan rộng ở trung tâm Paris. Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động ngay giữa thủ đô, đốt cháy xe hơi và trạm thu phí, phun sơn lên Khải Hoàn Môn, đập phá vườn Tuileries và nhiều cửa hiệu. Ảnh: Reuters.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 8
Trong những ngày cao điểm, xe bọc thép được huy động và 8.000 cảnh sát được triển khai tại Paris để trấn áp đoàn người biểu tình. Hơn 1.700 người bị bắt giữ và hàng trăm người bị thương, trở thành cuộc bạo loạn lớn và nghiêm trọng nhất thập niên ở Pháp. Ảnh: Reuters.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 9
Đây cũng là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Macron. Trước sức ép của người biểu tình, ông Macron đã phải nhượng bộ phần nào. Trong bài phát biểu hồi tháng 12/2018, tổng thống Pháp cam kết mức lương tối thiểu sẽ tăng thêm 100 euro/tháng kể từ tháng 1/2019 và kế hoạch đánh thuế đối với các khoản lương hưu dưới 2.000 euro một tháng sẽ bị hủy bỏ. Ảnh: Reuters.
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 10
Tuy nhiên, Tổng thống Macron không thay đổi chính sách làm lợi cho giới doanh nhân. Ông kiên trì với quyết định cắt giảm thuế tài sản cho nhóm cực giàu trong khi nhiều người biểu tình muốn áp dụng thuế tài sản đầy đủ. Ảnh: Reuters. 
Biểu tình 'áo khoác vàng' tiếp tục tại Pháp sau kỳ nghỉ lễ - 11
Việc chưa được thỏa mãn hoàn toàn nguyện vọng và chính phủ Pháp tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn khiến người lao động Pháp tiếp tục biểu tình. “Người Pháp không muốn vài mẩu vụn bánh, họ muốn cả chiếc bánh mì baguette” - Benjamin Cauchy, người phát ngôn của phong trào “áo khoác vàng”, nói với Reuters hồi tháng 12/2018. Ảnh: Reuters.

Theo Hương Ly (Tri Thức Trực Tuyến)