Thế giới

Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào

Phòng đọc sách là nơi lưu trữ sách vở và chứa đựng niềm đam mê của một người với tri thức. Ở Trung Quốc, khái niệm phòng đọc sách xuất hiện sớm nhất ở thời Hán Đường, phố biến dần ở thời Tống Nguyên và cuối cùng thịnh hành nhất ở thời Minh Thanh.

Hoàng đế Càn Long cũng đã tạo dựng một phòng đọc sách cho riêng mình và đó chính là Tam Hi Điện. Được biết, tuy là phòng đọc sách của vua chúa nhưng diện tích của Tam Hi Điện chỉ có vỏn vẹn 8 mét vuông và được coi là căn phòng nhỏ nhất trong Tử Cấm Thành.

Dưỡng Tâm Điện được xây dựng từ thời nhà Minh của Gia Tĩnh đế và chỉ là một gian nhà bếp hoàng cung xử lí các món ăn dâng lên vua. Đến thời nhà Thanh, Thuận Trị đế cải tạo Dưỡng Tâm Điện trở thành nơi ở và cũng qua đời tại đây.

Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào

Sau đó, Khang Hi đế đã biến Dưỡng Tâm Điện thành nơi chế tạo đồ dùng cho hoàng gia. Mãi đến Ung Chính đế đăng cơ thì Dưỡng Tâm Điện mới chính thức trở thành nơi xử lí công việc triều chính của Hoàng đế.

Bắt đầu từ thời Ung Chính đế, Dưỡng Tâm Điện đã thay thế chức năng của Càn Thanh cung và trở thành nơi "đầu não" cho ra những quyết sách quan trọng của nhà Thanh.

Dưỡng Tâm Điện có một căn phòng nhỏ chỉ vỏn vẹn 8 mét vuông. Căn phòng nhỏ được ngăn thành hai gian trong và ngoài bởi tấm vách gỗ khắc hoa. Gian ngoài rộng 4,8 mét vuông, gian bên trong rộng 3.2 mét vuông. Căn phòng nhỏ này chính là Tam Hi Đường.

Càn Long đế đã cải tạo Tam Hi Đường thành phòng đọc sách cho riêng mình sau khi tiếp nhận Dưỡng Tâm Điện. Tam Hi Đường được kiến tạo vào năm 1746 và đến năm 1799 thì ngừng sử dụng. Sau khi Càn Long đế qua đời, phòng đọc sách vẫn được giữ nguyên hiện trạng. Đặc biệt, các vị Hoàng đế đời sau không hề dám bước vào căn phòng này.

Năm 1746, Càn Long đế đã gặp được "chân ái" của đời mình, đó chính là bộ ba tác phẩm của ba nhà thư pháp nổi tiếng thời Tấn, bao gồm: "Khoái Tuyết Thời Tình Thiếp" của Vương Hi Chi, "Trung Thu Thiếp" của Vương Hiến Chi và "Bác Viễn Thiếp" của Vương Tuần. Càn Long đế đặt tên cho bộ ba tác phẩm yêu thích của mình là "Tam Hi Thiếp". Theo đó, phòng đọc sách của ngài cũng được đặt tên thành "Tam Hi Đường".

Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào - 1

Mặc dù Tam Hi Đường chỉ là căn phòng nhỏ hẹp, lại còn được ngăn thành hai gian bởi tấm vách gỗ khắc hoa, nhưng thiết kế vô cùng nho nhã, đơn giản, đậm chất văn thơ và học thức. Điều này khiến cho người đọc sách không hề cảm thấy bị bức bách khi ngồi trong căn phòng nhỏ hẹp như vậy.

Tam Hi Đường có một cửa sổ to gần chấm đất, trên bệ cửa có đặt một vài đồ trang trí và dụng cụ viết lách. Phòng đọc có một tấm thảm ngồi, một tấm đệm dựa lưng và hai đệm dày dùng để gác tay hai bên. Ngoài ra còn có bức tranh thủy mặc vẽ non nước treo trên tường đối diện người ngồi đọc và ngay bên dưới là chiếc kệ hai tầng đựng những thứ đồ trang trí văn nhã khác.

Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào - 2

Càn Long đế từng cho rằng căn phòng đọc sách Tam Hi Đường là nơi để ngài nhớ về người xưa, cảm nhận đạo đức và tư tưởng thiện lương của người thời trước. Đến nay, người Trung Quốc và bạn bè quốc tế đứng trong căn phòng này cảm nhận về Càn Long, mường tượng trong đầu về những vết tích và hình ảnh của vua chúa thời xưa.

(Nguồn: 163)

Theo Phan (Pháp Luật & Bạn Đọc)




https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bi-mat-it-nguoi-biet-va-y-nghia-dac-biet-ve-can-phong-nho-nhat-tu-cam-thanh-ngoai-can-long-de-thi-hoang-de-doi-sau-khong-dam-vao-162211209213606069.htm