Thế giới >> COVID-19 (nCoV)

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần'

Thợ đánh cá không dám bắt cá vì sợ nhiễm độc. Nhiều người cho biết ngành nghề duy nhất thu lời trong đại dịch là những người đốn củi cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho giàn thiêu.

Hàng trăm thi thể

Hai tuần trước, khi bình minh ló dạng trên sông Hằng, một người dân choáng váng khi nhìn thấy một số thi thể nổi lên trong vùng nước nông. Đây chỉ là một vài trong số hàng trăm thi thể đầu tiên được tìm thấy đang trôi nổi hoặc bị chôn vùi trong cát khắp khu vực bờ sông khi số ca tử vong do Covid-19 gia tăng ở Ấn Độ đã phá vỡ kỷ lục thế giới.

Darsan Nishad, một người đàn ông 35 tuổi làm việc cho một chương trình môi trường, là thành viên của một nhóm chuyên gia được cử đến để vớt 8 thi thể lên khỏi mặt nước vào ngày hôm đó, sau đó buộc lại để vận chuyển đi kiểm tra. Cuối cùng, những thi thể này được hỏa táng theo nghi thức được thực hiện bởi đa số người dân theo đạo Hindu của Ấn Độ.

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần'

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần' - 1
Ảnh: Getty Images

"Chúng tôi không biết họ [các thi thể] đến từ đâu. Chúng tôi không biết liệu họ có bị bệnh hay không", anh Nishad kể lại và chỉ tay về hướng khúc sông nơi họ phải thực hiện nhiệm vụ nghiệt ngã của mình.

Dù cảm thấy chấn động trước trải nghiệm này, Nishad vẫn giữ vững niềm tin mình vào sông Hằng, nơi mà những người theo đạo Hindu tôn kính như một cội nguồn thiêng liêng của sự trong sạch và bảo vệ.

"Nguồn nước này rất thiêng liêng đối với tất cả chúng tôi. Chúng tôi tin rằng nếu bạn ngâm mình trong đó dù chỉ một lần, bạn sẽ được bảo vệ suốt đời," anh nói khi chỉ đứng cách vài cái hố cháy âm ỉ trên cát vài bước chân, nơi những mảnh gỗ, tre và vải từ những vụ hỏa táng gần đây vẫn bập bềnh trên mép nước. "Dòng sông là nữ thần của chúng tôi."

Bí ẩn xung quanh các thi thể vẫn chưa được giải đáp, cũng như không biết có bao nhiêu thi thể đã bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng các gia đình đã sử dụng các biện pháp cực đoan vì họ không đủ khả năng để người thân của họ được hỏa táng. Trước đây, việc hỏa táng chỉ tốn khoảng 70 USD nhưng hiện giá cả đã tăng vọt lên 400 USD kể từ cuối tháng trước - khi đợt dịch thứ 2 tấn công Ấn Độ như một cơn địa chấn.

Ở Sujabad, một khu vực đầy những con hẻm đất và những túp lều phủ bạt, người dân tại đây phải sống phụ thuộc vào sông Hằng và hiện số người không có việc làm đang chiếm đa số. Những người chèo thuyền từng chở khách hành hương và khách du lịch dọc theo sông đều thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch. Các ngư dân đang lo lắng về việc những mẻ cá họ bắt được bị nhiễm độc. Mọi người cho biết ngành nghề duy nhất thu lời trong đại dịch là những người đốn củi cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho giàn thiêu.

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần' - 2
Ảnh: Getty Images

Đại dịch kéo dài

Khi Ấn Độ chật vật để ngăn chặn sự gia tăng kéo dài của các trường hợp nhiễm Covid-19, con số tử vong được thống kê - khoảng 4.000 người trong nhiều ngày kể từ cuối tháng 4 và vượt qua 4.500 người trong tuần này - đã khiến các cộng đồng dân cư bị choáng ngợp và làm suy yếu nền kinh tế của họ. Giống như những thi thể được tìm thấy ở sông Hằng - cho dù những người này chết vì Covid-19, đau tim hay già yếu, cư dân của những cộng đồng Ấn Độ cũng là nạn nhân của virus corona.

Hình ảnh kinh hoàng về những xác chết trôi nổi hoặc chỉ cháy một nửa đã khiến các quan chức Ấn Độ phải nhanh chóng hành động. Tàu tuần tra đã được bố trị trên khắp vùng thượng lưu và hạ lưu sông Hằng, kéo dài khoảng 2.400km dọc miền bắc Ấn Độ. Chính quyền bang và địa phương đã thiết lập các khu vực hỏa thiêu miễn phí, nơi người dân có thể được cung cấp gỗ hỏa thiêu và nghi thức tang lễ miễn phí.

Một số các khu vực hỏa thiêu miễn phí hiện đang hoạt động tại Varanasi - một thành phố lịch sử sát bờ sông cách Sujabad khoảng 20km với những bậc đá dẫn xuống sông Hằng, được gọi là Ghat. Thông thường, những người theo đạo Hindu tập trung rất đông đến Ghat để tắm rửa, rửa tội cho con cái và rải tro cốt của những người đã khuất. Bây giờ các Ghat gần như trống rỗng, nhưng các lò hỏa táng công cộng hoạt động suốt ngày đêm.

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần' - 3

Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần' - 4
Người dân phải đuổi chó hoang vì chúng bắt đầu đi bới xác. Ảnh: Zuma
Bí ẩn hàng trăm thi thể phủ đầy bờ sông Hằng: 'Người ta nói virus còn mạnh hơn cả các vị thần' - 5
Ảnh: Getty Images

Tại một địa điểm hỏa táng vào tuần này, một nhóm đàn ông buồn bã theo dõi khi một linh mục Hindu đốt một giàn thiêu bằng gỗ và tre trên bệ sắt và đọc kinh cầu nguyện cho người mẹ già của họ, người đã qua đời vào sáng hôm đó trong bệnh viện. Bà không phải là bệnh nhân của Covid-19, nhưng các con trai của bà nói rằng họ không đủ khả năng trả mức giá cắt cổ cho gỗ và các chi phí khác.

Linh mục Satindra Kumar dường như đã mệt mỏi vì những ngày dài tổ chức các nghi thức tang lễ.

Kumar cho biết: "Tôi đã làm điều này 15 lần trong hai ngày qua, hầu hết là các trường hợp tử vong do Covid-19 từ bệnh viện. Nhưng các ca tử vong khác cũng đến đây," Kumar nói.

"Đại dịch này đã tàn phá đất nước này nặng nề. Chính phủ không làm đủ để giúp đỡ các vùng nông thôn. Mọi người sợ hãi và đau khổ. Người ta nói rằng virus này mạnh hơn cả các vị thần. Tôi không thể ngăn chặn nó, nhưng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những lời cầu nguyện và hy vọng lời nguyện sẽ mang lại sự bình yên cho các gia đình".

Tại trung tâm thành phố Varanasi, một thành phố có khoảng 1 triệu dân, các quan chức đã thành lập một trung tâm chỉ huy chống Covid-19. Các nhân viên nhận cuộc gọi từ người dân, kiểm tra những bệnh nhân bị cô lập, đặt xe cứu thương cho những người cần nhập viện và sắp xếp hỏa táng. Một màn hình lớn trên tường hiển thị thông tin cập nhật liên tục về giường sẵn có, nguồn cung cấp oxy và các cụm trường hợp nhiễm mới.

Nhưng ở các vùng nông thôn, dân làng có người thân chết vì Covid-19 hoặc các nguyên nhân khác phải xoay xở mà không có các dịch vụ như vậy.

Mặc dù phải trả thêm chi phí, nhiều người vẫn thực hiện chuyến đi đến các Ghas để cầu phúc cho người chết theo đúng nghĩa Hindu, họ cho rằng cần phải chịu gánh nặng kinh tếđể tuân theo truyền thống của tổ tiên.

Theo Tất Đạt (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/bi-an-hang-tram-thi-the-phu-day-bo-song-hang-nguoi-ta-noi-virus-con-manh-hon-ca-cac-vi-than-161212505070747838.htm