Thế giới

Bài học từ Malaysia: 2 tàu trên cao húc nhau 'giữa không trung', nhiều người nguy kịch

Phương tiện công cộng trong đô thị, đặc biệt là hệ thống đường sắt trên cao, rất hiếm khi gây ra tai nạn.

Tuy nhiên, một sự cố ở Malaysia đã buộc cơ quan điều hành đường sắt nước này phải tăng cường giám sát an toàn để tránh các tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai.

Cụ thể, ngày 24/5 vừa qua, 6 người đã rơi vào tình trạng nguy kịch sau vụ va chạm giữa 2 chuyến tàu Light Rail Transit (LRT) ở Kuala Lumpur. Các báo cáo sơ bộ cho thấy lỗi của con người đã dẫn đến sự cố khiến hàng chục người phải nhập viện.

Bài học từ Malaysia: 2 tàu trên cao húc nhau 'giữa không trung', nhiều người nguy kịch

"Đó là do lỗi của người lái tàu đi sai hướng", Bộ trưởng Giao thông vận tải Wee Ka Siong nói trong một cuộc họp báo.

Ông cho biết các báo cáo ban đầu từ Cơ quan Giao thông Công cộng cho biết người lái tàu của một đoàn tàu trống trên đường chạy thử đã đưa tàu đi sai hướng. Việc này khiến tàu trống va chạm với một đoàn tàu chạy tự động đang chở 213 hành khách.

Bài học từ Malaysia: 2 tàu trên cao húc nhau 'giữa không trung', nhiều người nguy kịch - 1

Bài học từ Malaysia: 2 tàu trên cao húc nhau 'giữa không trung', nhiều người nguy kịch - 2

Bài học từ Malaysia: 2 tàu trên cao húc nhau 'giữa không trung', nhiều người nguy kịch - 3
Vụ tai nạn đã khiến nhiều người bị thương.

Ông Wee cho biết ban đầu cả hai đoàn tàu chạy theo cùng một hướng. Hệ thống tự động trên Tàu 40 bị lỗi khiến tàu trống dừng hẳn ở một nhà ga, việc này khiến người điều khiển tàu phải lái tàu bằng tay.

"Người lái tàu sau đó được lệnh tự lái từ ga Kampung Baru về ga Dang Wangi".

Nhưng thay vì đưa tàu đi theo hướng Nam, người lái tàu đã cho tàu đi về hướng Bắc, khiến nó va chạm với tàu khác đang đi về hướng Nam.

Ông Wee cho biết 64 người phải điều trị tại bệnh viện, trong đó có 6 người trong tình trạng nguy kịch. Tổng cộng, 47 người bị thương nặng trong vụ va chạm, trong khi 166 người khác bị thương nhẹ.

Thời điểm đó, Bộ trưởng Malaysia cho biết một ủy ban điều tra do các cán bộ hàng đầu của Bộ Giao thông Vận tải và các chuyên gia từ ngành đường sắt đứng đầu sẽ được thành lập sau vụ tai nạn. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cũng kêu gọi nhà điều hành tàu hỏa Prasarana điều tra vụ tai nạn, đồng thời kêu gọi "hành động nghiêm khắc".

Prasarana cho biết họ sẽ chịu chi phí y tế cho tất cả các nạn nhân của vụ tai nạn và cũng cho biết mọi người trên chuyến tàu sẽ nhận được khoản bồi thường 1.000 RM (khoảng 5 triệu VNĐ).

"Prasarana cũng sẽ chịu chi phí sinh hoạt cho bất kỳ ai bị mất thu nhập do tai nạn này", ông Wee cho biết.

Vụ tai nạn nói trên là vụ tai nạn đầu tiên liên quan đến LRT trong 23 năm hoạt động kể từ khi tuyến đường sắt Kelana Jaya được khai trương vào năm 1998.

Tuyến Kelana Jaya LRT là tuyến đường sắt nhộn nhịp nhất của Malaysia và là một trong số các hệ thống tàu phục vụ thành phố thủ đô Kuala Lumpur và các quận Selangor lân cận.

Vụ tai nạn xảy ra trong một đường hầm dưới lòng đất gần ga Kampung Baru, gần ga lân cận ở Trung tâm Thành phố Kuala Lumpur, cách Tháp đôi Petronas một đoạn ngắn. Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ trước khi Malaysia thắt chặt các lệnh giãn cách để giải quyết tình hình dịch bệnh COVID-19.

Các dịch vụ đường sắt, bao gồm cả LRT, phải giảm một nửa sức chứa hành khách và cũng giảm tần suất tàu để hạn chế mọi người đi lại. Nhưng việc này đã gây ra tình trạng ùn tắc hành khách tại các ga của hầu hết các hệ thống tàu điện.

Theo Tất Đạt (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/bai-hoc-tu-malaysia-2-tau-tren-cao-huc-nhau-giua-khong-trung-nhieu-nguoi-nguy-kich-161211211065320740.htm