Tâm sự

Yêu cầu vợ chồng phải bình đẳng, tôi cay đắng phát hiện sự thật ngỡ ngàng về chồng

Ngoài mức tiền sinh hoạt đóng vào quỹ chung, chúng tôi có quyền tự quyết hoàn toàn với phần tiền còn lại. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì như vậy, anh có thể tự do đi với bạn bè trong khả năng của mình, tôi cũng có thể mua sắm những món đồ mình thích, biếu bố mẹ hay cho tiền các em.

Ngay từ nhỏ, mẹ là hình mẫu người phụ nữ lý tưởng mà tôi luôn hướng đến. Dù gia đình cũng thuộc diện khá giả, bố tôi có khả năng lo kinh tế cho cả gia đình nhưng mẹ tôi luôn có một sự độc lập nhất định.

Mẹ bảo là đàn bà, nhất định phải có một công việc. Sự tự chủ về kinh tế sẽ giúp phụ nữ có tiếng nói hơn trong gia đình. Hơn nữa, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, phụ nữ cũng có thể tự làm chủ cuộc đời mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi khá chật vật để có thể tìm được một công việc ưng ý. Việc dễ tìm thì chỉ được mức lương làng nhàng, việc phù hợp thì đòi hỏi kinh nghiệm. Phải mất gần 2 năm, tôi mới vào được một vị trí phù hợp với khả năng của mình.

Nhớ lời mẹ dặn, tôi luôn phấn đấu trong công việc. Tôi muốn sự thành công, muốn trở thành một người phụ nữ hiện đại, vừa có thể lo chuyện con cái, vừa có thể kiếm ra tiền.

5 năm phấn đấu hết mình thậm chí có những hôm phải làm việc xuyên đêm, tôi đã có được chiếc ghế phó phòng cùng mức thu nhập khá. Với mức thu nhập này, tôi có một cuộc sống khá dư dả, có thể đi du lịch khi muốn, ăn những món ăn xa xỉ tuần đôi ba lần.

Tất nhiên, đổi lại đó là áp lực công việc không hề nhỏ. Càng đứng trên cao, bạn càng phải thể hiện được sức chống chịu phi thường của mình. Tôi hiểu và chấp nhận điều đó.

Rồi tôi lấy chồng khi tròn 27 tuổi. Có thể nói là khá thành công khi tôi đã chọn được anh, một người tương xứng với tôi về mọi mặt. Anh làm trong ngành tài chính, công việc khá ổn và thu nhập cũng ở mức tốt. Tôi nghĩ giữa vợ chồng nên có sự tương đồng nhất định. Khi hai người có cùng cái nhìn về cuộc sống, hạnh phúc sẽ dễ bền chặt hơn.

 Chồng tôi khá hiện đại nên ngay sau khi cưới, tôi đã chủ động đề nghị với anh về việc bình đẳng giữa hai vợ chồng. Tôi không muốn mình trở thành bà vợ "siết" chồng tới đồng tiền cuối cùng, hàng tháng lại chờ chồng nộp lương còn chồng muốn tiêu gì phải ngửa tay xin. Đàn ông hay phụ nữ, ai cũng cần có những khoản tiền riêng để giao lưu bạn bè, để biếu tặng bố mẹ gia đình.  

Yêu cầu vợ chồng phải bình đẳng, tôi cay đắng phát hiện sự thật ngỡ ngàng về chồng
Ngay cả việc nhà, tôi cũng không phải cắm đầu vào làm mà vợ chồng tôi đều chia nhau một cách bình đẳng. Ảnh minh hoạ. 

Chồng tôi cũng đồng ý với quan điểm này nên thời gian đầu sau khi kết hôn, mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ. Sau khi ngồi với nhau để tính toán ra số tiền sinh hoạt cần mỗi tháng, chúng tôi đưa ra một mức mà cả hai sẽ phải đều đặn đóng vào quỹ chung mỗi tháng. Khoản tiền này sẽ được dùng để chi tiêu sinh hoạt chung, phần thừa còn lại sẽ tích cóp cho sau này.

Ngoài mức tiền sinh hoạt đóng vào quỹ chung, chúng tôi có quyền tự quyết hoàn toàn với phần tiền còn lại. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì như vậy, anh có thể tự do đi với bạn bè trong khả năng của mình, tôi cũng có thể mua sắm những món đồ mình thích, biếu bố mẹ hay cho tiền các em.

Biết chuyện vợ chồng tôi như vậy, cô bạn thân của tôi lại đứng ngồi không yên. Bạn tôi là mẫu người phụ nữ khá truyền thống. Cô ấy thích chăm sóc gia đình và quan niệm, đàn bà luôn phải là tay hòm chìa khoá.

"Mày để cho chồng tự do như vậy mà không sợ à. Nhỡ ông ấy có tiền rồi sa ngã này nọ thì sao? Giờ là thời buổi chồng mình có thể ngoan nhưng xã hội nó hư lắm. Bọn gái trẻ nó thấy chồng mày phong độ lại có tiền, nó bu vào ngay".

"Giờ mới cưới, tình cảm còn mặn nồng thế này mà chồng còn bội bạc thì tao nghĩ chẳng có gì phải tiếc một người đàn ông như thế. Chưa cùng nhau bước qua khó khăn mà đã như vậy, thử hỏi làm sao nắm tay nhau đi tới cuối đường. Đàn ông như vậy tao không cần".

"Vậy màu cũng phải nghĩ tới việc hai đứa mày là một gia đình chứ. Tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền điện tiền nước đều chia đôi, còn đâu tiền ai nấy tiêu. Mày có thấy hai vợ chồng mày giống như một đôi bạn sinh viên đi thuê trọ không?"

"Mày lại nghĩ quá rồi. Tao thoải mái và ông ấy cũng thoải mái, thế là được. Tao muốn sự riêng tư nhất định, ông ấy cũng vậy thôi. Tự nhiên lại đi quản một thứ không phải của mình để rồi vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Chẳng thà rõ ràng từ đầu có phải hơn không?

Tôi biết những lời khuyên của bạn không phải không có lý. Tuy nhiên, mọi thứ với tôi hiện đang rất thoải mái. Ngay cả việc nhà, tôi cũng không phải cắm đầu vào làm mà vợ chồng tôi đều chia nhau một cách bình đẳng cả.

Mỗi chiều đi làm về, tôi sẽ đi chợ rồi nấu nướng. Sau đó việc rửa bát dọn dẹp sẽ là của anh. Cuối tuần khi tôi lau dọn nhà, anh sẽ là người đi thu dọn đồ để giặt, phơi và gấp quần áo. Tôi không muốn mình phải dành cả thanh xuân để cắm đầu vào gian bếp.

Tuy nhiên, được một thời gian, tôi thấy chồng mình không còn thực hiện đúng như trước. Anh đùn đẩy việc nhà cho tôi hơn, hoặc công ty anh sẽ có việc đột xuất đúng những phiên đến anh phải làm việc nhà. Tôi không quá khắt khe về việc đó nên vẫn vui vẻ làm cho anh. Thế nhưng ...

Chúng tôi dần phát sinh những chuyện liên quan tới tiền chung, tiền riêng khi anh quá rạch ròi. Nhớ hôm 8/3, hai vợ chồng đi ăn rất vui vẻ. Anh còn tặng tôi một bó hồng nhung 100 bông tuyệt đẹp. Song ngay tối hôm đó, anh liền đưa tôi hoá đơn với yêu cầu các khoản đó cần được thanh toán bằng quỹ chung.

Yêu cầu vợ chồng phải bình đẳng, tôi cay đắng phát hiện sự thật ngỡ ngàng về chồng - 1
"Em có tiền sao không mua? Anh đâu phải cái máy tin tiền mà đi mua cho em." Ảnh minh hoạ. 

Tưởng chồng dành cho mình điều bất ngờ, hoá ra chỉ là lấy từ tiền chung của nhà. Trong khi đó, tôi thừa biết thu nhập của anh rất khá. Đến tiền bỏ ra mua một bó hoa, mời vợ một bữa ăn anh cũng không chịu thiệt.

Rồi có hôm cuối tuần tôi đến cơ quan làm việc thì chồng gọi điện vì có người giao hàng.

"Em mua thuốc bổ cho bố mẹ à? Anh ứng ra trả rồi, tối về đưa anh nhé".

Một lần nhìn thấy chiếc khăn rất đẹp khi đang đi trên đường, tôi ngỏ ý thử anh thì liền nhận lại câu trả lời không thể tin được. 

"Em có tiền sao không mua? Anh đâu phải cái máy tin tiền mà đi mua cho em."

Rồi cùng với đó là đủ thứ chuyện phát sinh từ việc quá chi li của anh. Thực sự, tôi phát hiện không phải chồng mình rạch ròi chi tiêu, mà là anh quá ki bo kẹt xỉ. Anh có thể chi tiền để mua sắm cho bản thân, nhậu nhẹt nhưng lại không muốn chi dù chỉ một đồng cho tôi hay biếu tặng bố mẹ vợ.

Tôi nghĩ mọi thứ cần thay đổi. Anh ấy không thể đã có gia đình mà sống như một người dưng như thế vậy. Tôi sẽ yêu cầu anh đưa tiền lương cho mình cầm. Nếu anh tiếp tục sống chi li tính toán với vợ và gia đình vợ như vậy, chắc chắn cuộc hôn nhân này chẳng thể tiếp tục lâu dài.

Theo Hoàng Ly (Khampha.vn)