Đầu năm 2021, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng giảm. Song một số ngân hàng vẫn neo lãi suất tiết kiệm ở mức cao với số tiền lớn. Hiện Eximbank là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất ở mức 8,4%/năm.
Năm 2020, dịch Covid-19 hoành hành, nhiều người lâm vào cảnh khó khăn thiếu thốn. Lợi dụng tình hình này, tín dụng đen bùng phát, đẩy không ít số phận vào bước đường cùng.
Lãi suất huy động giảm thấp trong khi lãi suất cho vay vẫn treo cao ngất ngưởng. Năm 2020, dù nhiều khó khăn nhưng nhiều ngân hàng có doanh thu và lợi nhuận lớn, thậm chí lợi nhuận cao nhất lịch sử.
Lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng hiện thấp hơn từ 1-2 điểm % so với thời điểm đầu năm, chỉ từ mức thấp nhất 5,99%/năm. Đây là mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tín dụng tăng thấp, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay giảm chậm. Trong khi nền kinh tế còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí phá sản thì các ngân hàng có lãi lớn.
Bước sang tháng 11, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động. Các ngân hàng vẫn dư tiền nên dự báo lãi suất sẽ còn giảm tiếp trong tháng tới.
Chuyên gia cho rằng khả năng lãi suất liên ngân hàng về 0% hoặc thậm chí âm có thể xảy ra tại nước khác nhưng khó diễn ra ở Việt Nam.
Dịp cuối năm, nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vay với mục đích sản xuất kinh doanh, mua nhà, mua ô tô, với mức lãi suất rẻ chưa từng có.
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục khả quan với mức lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng.
Hầu hết doanh nghiệp vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid 19. Doanh thu giảm sút mạnh, mất cân đối dòng tiền, sức khỏe ngày càng kiệt quệ và giảm niềm tin.
Đến nay mới nhận được 1 quyết định phê duyệt vay vốn trong gói 16.000 tỉ đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động nhưng sau đó công ty đã có văn bản không có nhu cầu vay vốn gửi ngân hàng.
Lãi suất huy động giảm, gửi tiền tiết kiệm không còn nhiều hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt rao bán tài sản thế chấp là ô tô các loại. Từ xe tải, xe khách đến xe con, hàng trăm chiếc muốn bán nhanh để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, rao bán nhiều nhưng ít người muốn mua.
Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng hiện nay cũng khá lớn, có thể chênh tới 1,5%/năm ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng và chênh tới 2,5%/năm ở các kỳ hạn dài.
Mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng tiền tiết kiệm vẫn đổ về ngân hàng. Nhiều nhà băng đang chọn cách đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, điều chỉnh lãi suất giảm thấp với mong muốn thúc đẩy khách hàng vay mua nhà, mua xe.
Dịch Covid-19 đang tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp hiện rất yếu, đặc biệt là dòng tiền để duy trì hoạt động đang vô cùng khó khăn.
Sau đợt hạ lãi suất vào giữa tháng 8, một số ngân hàng nay lại giảm thêm, có nơi trả lãi dưới 3% cho kỳ hạn 1 tháng.
Ông Nguyễn Đức Vinh, CEO VPBank, cho rằng ngành tài chính vẫn chưa thấy hết ảnh hưởng từ đại dịch bởi chưa biết bao giờ khủng hoảng kết thúc.