UBND Hà Nội vừa trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến khoản lỗ lũy kế 160 tỷ đồng vào năm 2021 tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tăng thêm hơn 16.000 tỷ đồng.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cùng các sở, ngành vừa được UBND TP giao nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 6, có tổng chiều dài 43km với 29 nhà ga, từ Ngọc Hồi ra sân bay Nội Bài.
Tính đến nay, ngân sách đã bố trí hơn 66.000 tỷ đồng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, nhưng việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện thi công các dự án đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.
Trước việc chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm nhà thầu do thi công chậm trễ tại công trường khu Depot dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, thông tin sự việc với Tiền Phong, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cho biết, nguyên nhân do đơn giá phần phát sinh thi công mới chưa được phê duyệt.
Ngân hàng Phát triển Châu Á và các nhà tài trợ Pháp cho rằng, việc vận hành trước đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vào cuối năm 2022 không còn khả thi, do nhiều công trình trong khu Depot Nhổn chưa hoàn thành.
Tình huống giả định, một nhóm khách mang xăng lên tàu điện trên cao, trong lúc di chuyển bất ngờ bị rò rỉ gây cháy lớn ở nhà ga Yên Nghĩa. Hàng trăm cán bộ PCCC&CNCH nhanh chóng tiếp cận hiện trường phối hợp với lực lượng cơ sở tổ chức chữa cháy, cứu nạn.
Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, 18% người có ô tô con, nhưng khi có chuyến đi trùng hướng với tuyến Cát Linh – Hà Đông đã chọn đi đường sắt đô thị.
Ngán ngẩm với trò nghịch ngợm của lũ trẻ, cộng đồng mạng càng bức xúc hơn với thái độ thờ ở, thậm chí là cổ vũ hành vi nguy hiểm này của người lớn đi cùng.
Trong báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải đã cập nhật tiến độ các dự án đường sắt đô thị triển khai tại TP. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau nửa năm đi vào hoạt động, Cty TNHH MTV đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) vừa có báo cáo về tình hình hoạt động và sản lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông.
Một tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước vừa tiếp nhận đơn của nhà thầu, yêu cầu chủ đầu tư Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội giải quyết bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao mặt bằng làm kéo dài thời gian thi công.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2009-2022 thành 2009-2029.
Cuối tuần, tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông vắng lạ thường. Thậm chí có toa trống trơn suốt hành trình từ ga Cát Linh về Yên Nghĩa.
Việc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông diễn tập không báo trước cho đơn vị vận hành nằm trong quy trình diễn tập. Cái này là nguyên tắc chung khi diễn tập đường sắt đô thị trên toàn thế giới.
Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết hành vi cởi trần trên tàu điện là trái quy định, nếu hành khách còn lặp lại sẽ bị từ chối phục vụ.
Hành khách đi vé lượt (8.000 - 15.000 đồng/vé) có thể mua từ máy bán vé tự động (thực hiện theo hướng dẫn trên máy) hoặc mua tại quầy của nhân viên.
Theo Hà Nội Metro, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông sẽ kết thúc 15 ngày vận hành miễn phí trong ngày 20/11. Từ 21/11, bắt đầu chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền; đồng thời thay đổi thời gian chạy tàu so với hiện nay.
Phương tiện công cộng trong đô thị, đặc biệt là hệ thống đường sắt trên cao, rất hiếm khi gây ra tai nạn.
Giới trẻ rất háo hức đến các ga của tàu Cát Linh - Hà Đông để check-in mấy ngày hôm nay, nhưng từ đây cũng dấy lên nhiều tranh cãi.