Sao 360°

Bị gắn mác 'giỏi nói đạo lý nhưng lại thích sân si', Angela Phương Trinh chính thức lên tiếng

Nữ diễn viên sinh năm 1995 gần đây đang vướng phải tin đồn chảnh chọe, hạch sách quá đà, khác hẳn với những đạo lý mà cô thường hay chia sẻ trên MXH.

Thời gian gần đây, Angela Phương Trinh nhận được rất nhiều sự yêu mến của khán giả nhờ hình ảnh giản dị, mộc mạc khác hẳn với hình tượng sexy táo bạo khi trước. Cụ thể, từ cuối năm 2018, Angela Phương Trinh dần hạn chế xuất hiện trước công chúng mà thay vào đó, người hâm mộ thường xuyên bắt gặp hình ảnh nữ diễn viên trong những hoạt động từ thiện hay cầu an nơi cửa Phật, hoặc những khoảnh khắc bình yên bên gia đình. "Bà mẹ nhí" cũng không còn nổi loạn và hở bạo như xưa mà trở nên ngoan hiền hẳn. Từ khá lâu rồi, Angela Phương Trinh trong mắt khán giả là một cô nàng nhu mì, chừng mực trong ăn nói và kiên nhẫn với việc ăn chay trường, ít sát sinh, tạo nghiệp.

Tuy nhiên những ngày vừa qua, có không ít thông tin cho rằng Angela Phương Trinh thực chất có tính cách sân si, chảnh chọe, thậm chí có thái độ không chuyên nghiệp khi bỏ về giữa lúc làm việc khiến cả ekip lao đao. 

Angela Phương Trinh bị tố sống sân si , không khiêm nhường.
Angela Phương Trinh bị tố sống sân si , không khiêm nhường.

Không rõ có phải vì bức xúc trước những thông tin trái chiều này hay không mà mới đây, trên trang cá nhân của mình, Angela Phương Trinh đã đăng tải một bài viết khá dài để bày tỏ quan điểm về "người thích nói đạo lý". 

Bị gắn mác 'giỏi nói đạo lý nhưng lại thích sân si', Angela Phương Trinh chính thức lên tiếng - 1Bị gắn mác 'giỏi nói đạo lý nhưng lại thích sân si', Angela Phương Trinh chính thức lên tiếng - 2

Cô viết: "Người thích nói đạo lý là người đang học phật. Có lẽ lội ngược dòng để tìm chân lý cho chính mình từ lâu đã là kim chỉ Nam cho mọi hoạt động kể cả nghệ thuật hay cuộc sống của Trinh. Bất kể sự thành công hay thất bại, "vinh quang" hay "nhục nhã" đều là sự nhận lấy quả trên bước đường tu học.

Người ta thường nói: "Thà thác vinh còn hơn sống nhục". Vậy sống để được "vinh" và thác để được "vinh" thì con người giữ tâm như thế nào để sống "vinh" mà không kêu ngạo, thác "vinh" để được nhẹ nhàng linh hồn mình thanh thản?

Câu trả lời còn nằm trong sự đố kỵ, lòng thù hận và sự nhỏ nhen ích kỷ ở đời. Khi bị chỉ trích con người ta theo quán tính sẽ nỗi lòng sân, người học Phật sẽ giữ tâm từ, bình lặng, lắng nghe, theo dõi mọi chuyển biến, ở đây không phải chuyển biến bên ngoài, mà là lắng nghe từ sâu lắng tâm hồn mình, để thấy mình đang ở đâu trên bước đường tìm lại chính mình, cảm ơn tất cả, cảm ơn những điều vi diệu đang tồn tại và hiện hữu trên thế gian này, để biết mình còn chút ân điển của đấng thiêng liêng đang ủng hộ và gia trì cho những người biết tìm nguồn cội trở về. Chúng sanh thì như nhau, chỉ có điều Phật tánh biểu lộ theo một góc nhìn khác nhau, hôm nay chưa đồng tình nhưng hôm sau có thể nhìn lại, nhưng hãy trân quý những gì thật nhất, đừng hoa mỹ, bởi "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", sanh ra đời đôi bàn tay trắng, ra đi rồi cũng trắng đôi tay, miệng lưỡi thế gian thì lấy gì mà che cho nỗi, chỉ có tình thương mới để lại đời.

Mọi sự so sánh đều khập khiểng, bởi chúng ta đến với trái đất này là học sự tha thứ và thương yêu, học sự nhịn nhục để rửa nghiệp phần, ai không sân si? Ai không giống nhau? Chỉ có điều người học Phật sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn, rõ hơn vấn đề, và cho ra câu trả lời sáng suốt nhất mà hành sự ở thế gian.

Người im lặng, người ít nói, không phải họ không hiểu đạo lý, không nói đạo lý, mà mỗi người một quan điểm, còn người học Phật muốn ảnh hưởng tầm hiểu biết, ảnh hưởng tình yêu thương chan hoà thì sẽ chia sẻ lại với tất cả những gì họ được học được biết theo Chánh Pháp. Trên có trời, dưới có đất, vạn vật đồng nhất thể. Cái cây hay con vật đều có linh tánh cả, nhưng tuỳ theo mức độ tiến hoá và nghiệp thức, cho nên tiến hoá chậm hay nhanh tuỳ thuộc vào nhân quả nữa, con người cũng vậy, hôm nay có thể vô minh, nhưng ngày mai phải sáng, phải rèn giũa, phải học nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn, "Ngọc càng mài càng trong" là vậy.

Người ta bảo: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Nhưng ở thời đại 4.0 này, cầm chiếc điện thoại thông minh là bạn đã đi khắp thế giới hay nhìn ngắm những dãi ngân hà bao la ngoài vũ trụ, có lẽ bạn đã được học nhiều hơn lượng kiến thức ban đầu rất nhiều.

Vì thế chọn lọc thông tin nào sai lệch hay nhiễu sóng, còn tuỳ thuộc vào nhận thức riêng biệt của chúng ta, hiểu một vấn đề nó khác biết rõ một sự việc, chỉ vài trang báo lá cải hay thông tin bị nhiễu đã vô tình ghìm một sự cố gắng một chút tìm về sự lương thiện của một con người là vô cùng tàn nhẫn, cho nên từ lâu Trinh không thích sự phô trương, không thích sự giải thích, và không nhờ ai phải share những gì Trinh góp nhặt, mà nhờ sự yêu thương của mọi người đã lan toả những điều Trinh muốn thực hiện.

Và ngay trong thời điểm này, mọi sự việc cứ như vô thường, cứ đến rồi đi, cứ như dòng nước chảy, ta cứ mặc nhiên trôi theo nó để tìm sự an nhiên, và đôi khi ta lại lội ngược dòng để tìm ra đâu là sự trở ngại của chính mình mà khắc phục, chứ có bao giờ lội ngược dòng mà không gặp trở ngại đâu, ta xem sự trở ngại ấy thật sự quý giá và đáng giá biết nhường nào, và Trinh vẫn khẳng lại một lần nữa: "Người thích nói đạo lý là người đang học Phật".

Angela Phương Trinh, diễn viên Angela Phương Trinh, sao Việt
Angela Phương Trinh khẳng định bản thân không thích phô trương hay giải thích mà muốn để cho mọi việc cứ thế qua đi

Dưới bài viết của Angela Phương Trinh, cư dân mạng cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau: 

- "Người thích nói đạo lý là người hiểu chuyện, trải nghiệm cuộc sống, lý lẽ... dân gian gọi là dạy đời muốn khuyên nhủ con người tốt hơn"

- "Không có gì quan trọng khi tâm bạn tĩnh lặng hoàn toàn"

- "Nhưng mà sông sâu thì tĩnh lặng, lúa chín thì cúi đầu, người trí tuệ thì kiệm lời, những câu này của cổ nhân cũng không hoàn toàn sai. Đời mình có chút may mắn được biết và tìm hiểu về những người uyên thâm học rộng, điểm chung của họ là chỉ nói khi cần thiết, họ có khiếu hài hước, và họ không thích tán gẫu về đạo lý"

- "Đạo lý nói hay khi gặp đúng người, đúng tần số, còn nói không đúng thời, đúng lúc sẽ khiến chúng trở nên nhàm chán và cao siêu"

- "Con đã viết trải nghiệm rất tốt: một khi đã giác ngộ sâu sắc lời Phật dạy thì tuổi tác không còn mặc định già hay trẻ. Hãy viết những điều như thế theo từng cấp độ trải nghiệm nghe con", 

- "Có thấy vinh mới thấy nhục, bỏ luôn khái niệm vinh nhục luôn đi Trinh ơi, ai chỉ trích cũng thoải mái, ai khen cũng thoải mái. Thoải mái tinh thần trong mọi hoàn cảnh"

- "Hay đó em, không phải người ít nói là không biết, không hiểu đạo lý, chẳng qua không muốn gây thêm phiền phức. Cứ an nhiên, tự tại mà sống. Sống không hổ thẹn với lòng là được, sống thấy có ích cho xã hội, cho đất nước, ai thích mình thì cám ơn, ai không thích mình thì kệ họ. Chúc em luôn khỏe"

- "Mình từng gặp người hay nói đạo lý mà sống chả ra sao"

- "Hay quá Trinh ơi! Cảm ơn Trinh".

HH (Nguoiduatin.vn)