Pháp luật

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'?

Sau khi lực lượng chức năng bắt gọn băng nhóm giả CSHS để cướp xe, câu hỏi đặt ra là tài sản nạn nhân có minh bạch? Hay đây là tài sản không rõ nguốn gốc, có "vấn đề" nên nạn nhân "ngậm bồ hòn"?

Băng nhóm giả CSHS chuyên cướp xe không rõ nguồn gốc sa lưới

Ngày 8/12, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết, đơn vị này vẫn đang tạm giữ các đối tượng cực kỳ nguy hiểm trong băng nhóm chuyên giả danh lực lượng cảnh sát hình sự (CSHS) do Trịnh Minh Vương (SN 1995, ngụ quận 9, TP.HCM) cầm đầu. Băng nhóm này đã gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, thêm 5 đối tượng khác là động bọn của Vương vừa bị bắt giữ gồm: Mai Thế Công (SN 2000, thường trú quận Bình Thạnh), Đoàn Gia Hải Thiên (SN 2000, thường trú quận 9), Trương Kim Phát (SN 1977, thường trú quận 1), Trần Ngọc Tuyến (SN 1993, thường trú quận Thủ Đức), Trần Quang Khang (SN 2000, thường trú quận Bình Thạnh).

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'?
Băng nhóm giả CSHS cướp xe bị bắt giữ.

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'? - 1

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'? - 2
Nhiều "đồ nghề" chúng dùng để giả danh cảnh sát.

Cơ quan công an đang thu giữ 14 xe máy, 1 súng dạng rulo bắn đạn cao su, 28 viên đạn đầu cao su, 1 giấy chứng nhận Công an nhân dân giả, 1 bảng tên Công an nhân dân giả, 3 bộ đàm, 5 roi điện, 1 dùi cui kim loại, 3 còng số 8, 1 bình xịt hơi cay...

Bước đầu điều tra cho thấy, băng nhóm này hoạt động chủ yếu vào ban đêm, với thủ đoạn khá tinh vi và táo tợn. Các đối tượng này tìm kiếm những người có nhu cầu bán xe không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội Facebook, Zalo, chotot.vn… Sau đó chúng liên hệ với bên bán để hẹn gặp xem xe, địa điểm thường do chúng bố trí trước hoặc do người bán hẹn. Trong quá trình 2 bên đang đang xem xe, bất ngờ nhóm đối tượng dùng còng số 8 khống chế nạn nhân, đồng thời đưa ra một tấm thẻ màu đỏ tự xưng là lực lượng Cảnh sát hình sự đang thi hành nhiệm vụ.

Vốn biết chắc những phương tiện này đều không rõ nguồn gốc, từ đó các đối tượng liền đe dọa, gây áp lực yêu cầu nạn nhân nhất thiết phải đưa xe về trụ sở Công an để làm việc. Tuy nhiên trên đường đi, chúng giả vờ “khai thác” lai lịch, nguồn gốc phương tiện. Đồng thời “tìm hiểu” thêm về hoàn cảnh gia đình, nhân thân, tiền án, tiền sự nhằm gây áp lực để nạn nhân hoảng sợ và xin được tha.

Lúc này các đối tượng sẽ ra giá buộc nạn nhân chồng tiền bảo lãnh, sau đó khi đã chiếm đoạt được xe và tiền, chúng chở nạn nhân đến khu vực vắng người và bỏ lại rồi tẩu thoát.

Kẻ cướp cướp của kẻ gian?

Với thủ đoạn nêu trên, các đối tượng trong băng nhóm giả danh CSHS đã thực hiện rất nhiều phi vụ cướp xe, chiếm đoạt tài sản trắng trợn trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Nguyên nhân ngoài việc nạn nhân bị cướp tài sản do chủ quan thì đằng sau đó là vấn đề xe gian, xe không rõ nguồn gốc được tiêu thụ mất minh số lượng lớn trên địa bàn. Bởi rõ ràng các đối tượng đã nghiên cứu và nắm rõ trên thị trường đang có những hoạt động ngầm về việc mua bán tiêu thụ xe gian.

Ông chủ những “đại lý” xe gian này có vấn đề khi không giám đưa phương tiện giao dịch minh bạch, khi bị dọa Công an, tra hỏi thì “có tật giật mình” nện đành chấp nhận những điều kiện do các đối tượng cướp giật đưa ra. Thậm chí ngay sau khi biết mình bị băng nhóm mạo danh CSHS cướp giật, nhiều nạn nhân đã không giám liên hệ cơ quan chức năng trình báo vụ việc.

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'? - 3
Xe máy không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng.

Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “mua xe máy giá rẻ, mua xe thanh lý, mua xe nhập khẩu qua zalo, facebook” là hiện ra rất nhiều kết quả để khách hàng lựa chọn. Một đặc điểm giống nhau trên những trang mua bán này là việc quảng cáo "xe được nhập khẩu từ bên kia biên giới, hàng zin hoặc mới qua sử dụng", tuy nhiên không có giấy tờ. “Xe từ Campuchia đưa về theo đường tiểu nghạch nên về vấn đề giấy tờ anh em tự hiểu” (trích giới thiệu trên một trang mạng có tên “bán xe nhập khẩu từ cửa khẩu Mộc Bài”).

Tất cả mọi liên hệ, trao đổi đều được các trang rao bán xe trên yêu cầu thực hiện qua Zalo hoặc gọi trực tiếp sẽ được chỉ dẫn, ngoài ra không hề có một địa chỉ nào về những cửa hàng bán xe này.

Bắt băng nhóm giả danh CSHS để cướp xe máy, chiếm đoạt tiền: Tài sản bất minh nên nạn nhân đành 'ngậm bồ hòn'? - 4
Tất cả những xe này không nguồn gốc, giấy tờ.

Trước đó, vào ngày 20/1/2019, PC02 Công an TP.HCM đã bắt giữ khẩn cấp một số đối tượng nằm trong băng nhóm giả CSHS để điều tra về hành vi cướp tài sản. Tại trụ sở công an, các đối tượng khai nhận đã thực hiện hơn 20 vụ giả danh lực lượng cảnh sát hình sự cướp tài sản trên địa bàn thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan điều tra tiếp tục phải ra thông báo kêu gọi ai là nạn nhân trong các vụ cướp liên hệ Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, điều tra làm rõ.

Điều này có thể vì lý do "nhạy cảm", "há miện mắc quai" hay là sợ bị liên đới vì tài sản là xe gian nên nhiều nạn nhân chấp nhận “của đi thay người”?

Theo Hoàng Việt (Nguoiduatin.vn)




https://www.nguoiduatin.vn/bat-bang-nhom-gia-danh-cshs-de-cuop-xe-may-chiem-doat-tien-tai-san-bat-minh-nen-nan-nhan-danh-ngam-bo-hon-a459036.html