Ôtô - Xe máy

Khí thải động cơ không phải thứ gây ô nhiễm nhất trên ôtô

Một kết quả thử nghiệm mới chỉ ra bộ phận gây ô nhiễm nhất trên một chiếc ôtô, thậm chí gấp nhiều lần khói từ ống xả.

Từ lâu, khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong được coi là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, góp phần không nhỏ làm biến đổi khí hậu.

Khí thải động cơ không phải thứ gây ô nhiễm nhất trên ôtô

Tuy nhiên, kết quả có được từ nghiên cứu của Emissions Analytics (EA), cho thấy mối lo ngại mới đối với môi trường còn lớn hơn nhiều khí thải động cơ. Đó là tình trạng hao mòn lốp và phanh.

Cụ thể, các phép đo cho thấy rằng 5,8 gram trên mỗi km của các hạt có hại được phát ra từ lốp xe khi chúng bị mòn khi xe đang lái. Điều đó so với 4,5 miligam mỗi km được sản xuất từ ​​ống xả của các phương tiện mới nhất được bán hiện nay – có nghĩa là sản lượng lốp có hại cao hơn với hệ số hơn 1.000.

Mức ô nhiễm từ lốp thậm chí cao hơn thế nếu không đủ hơi, hoặc mặt đường xấu hơn so với trong thí nghiệm, hoặc lốp không đạt chất lượng - tất cả đều là những kịch bản khá phổ biến trong đời thực.

Dựa vào kết quả trên, EA khẳng định các hạt bụi từ lốp và cả phanh đang nổi lên như là một tác nhân gây ô nhiễm hàng đầu. Chúng cực kỳ nguy hại và đang gia tăng đáng kể về mật độ. Bởi lẽ, tốc độ bào mòn lốp đang tăng lên do sự gia tăng về trọng lượng trung bình của xe. Mà điều này xuất phát từ chính sự bùng nổ của SUV vốn có kích thước và cân nặng lớn hơn so với các sản phẩm truyền thống. Bên cạnh đó là sự nở rộ của các dòng xe điện hóa luôn bị ‘độn cân’ do mang trên mình hệ thống pin vừa to vừa nặng.

Tuy gây ô nhiễm là vậy, nhưng sự phát thải bụi lốp do ăn mòn không hề được quy định và hoàn toàn chưa bị kiểm soát bởi các văn bản pháp quy.

PTH (Nguoiduatin.vn)