Kinh tế >> COVID-19 (nCoV)

Thị trường chứng khoán châu Âu chứng khiến ngày tồi tệ nhất lịch sử

Thị trường chứng khoán châu Âu đã có ngày tồi tệ nhất trong lịch sử hôm thứ Năm khi những lo ngại liên quan đến sự sụp đổ kinh tế di dịch bệnh và các biện pháp mà Ngân hàng Trung ương châu Âu thực hiện để giảm bớt tác động từ cuộc khủng hoảng không gây ấn tượng với các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán châu Âu chứng khiến ngày tồi tệ nhất lịch sử

Ngân hàng Trung tương châu Âu (ECB) cho biết sẽ tăng cường mua trái phiếu để giúp hỗ trợ nền kinh tế trong nỗ lực ngăn chặn viễn cảnh sụp đổ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhưng ECB, dù đã thực hiện các bước để tăng thanh khoản, đã không đẩy lãi suất sâu hơn, một động thái mà một số nhà đầu tư vốn đã mong đợi. Điều đó đã khiến cho thị trường chứng khoán châu Âu rơi tự do, một nguyên nhân khác đó là quyết định cấm các chuyến bay từ EU tới Mỹ của chính quyền Donald Trump.

Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu đã giảm 11%, đánh dấu ngày tồi tế nhất trong lịch sử. Các chỉ số khác như DAX của Đức và CAC 40 của Pháp đều giảm hơn 12%.

Lãi suất hiện đang ở ngưỡng thấp nhất trong lịch sử châu Âu và các nhà kinh tế đã bày tỏ lo ngại rằng việc cắt giảm hơn nữa sẽ không đủ để chống lại một cú sốc kinh tế.

Là một phần của gói cứu trợ, ECB cho biết họ sẽ cung cấp các khoản vay hào phóng hơn cho các ngân hàng để họ có thể tiếp tục "bơm tiền" cho các doanh nghiệp nhỏ.

ECB sẽ mua 120 tỷ euro trái phiếu bổ sung trong năm nay, cộng thêm 20 tỷ euro trong các giao dịch mua hàng tháng hiện tại (22,5 tỷ USD).

Thông báo này được đưa ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Anh giảm lãi suất 0,5% do ảnh hưởng của dịch bệnh gây ra cho hoạt động kinh tế.

Các động thái trên vẫn chưa đủ để xoa dịu các nhà đầu tư, những người đã quyết định bán tháo các tài sản rủi ro như cổ phiếu.

Ý, quốc gia có số ca nhiễm và tử vong lớn thứ hai thế giới, tuyên bố đã phân bổ 25 tỷ euro để chống lại dịch bệnh.

Tuy nhiên, ngay cả việc cắt giảm thuế và các biện pháp kích thích khác là những công cụ không hoàn hảo để chống lại tác động kinh tế từ dịch bệnh, vốn đã khiến các nhà máy đóng cửa và làm giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng do hạn chế đi lại.

"Mặc dù các biện pháp này là khá đáng kể, chúng tôi không nghĩ rằng ECB sẽ có thể thay đổi tâm lý nhà đầu tư", Andrew Kenningham, chuyên gia của công ty tư vấn tài chính Capital Economics, nhận định. "Điều quan trọng đối với nền kinh tế là quỹ đạo của virus và các biện pháp mà các chính phủ thực hiện để ngăn chặn nó."

Theo Bắc Hiệp (Ngaynay.vn)




https://ngaynay.vn/kinh-te/thi-truong-chung-khoan-chau-au-chung-khien-ngay-toi-te-nhat-lich-su-167762.html