Kinh tế

'Mổ' thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt Nam đang 'sốt'

Một công ty công nghệ Việt vừa trình làng thiết bị giám sát tiêu thụ điện gây chú ý. Thực sự thiết bị này "thần kỳ" đến đâu, có hỗ trợ tiết kiệm điện?

Một công ty công nghệ Việt vừa phát triển bộ giám sát tiêu thụ điện do chính người Việt tự nghiên cứu, sản xuất. 

Sản phẩm này nhanh chóng gây sự chú ý trên các diễn đàn công nghệ và trang mạng xã hội bởi thời gian qua, nhiều người nhận thấy cần phải theo dõi lượng điện và điều chỉnh thiết bị, thay đổi thói quen dùng điện tại nhà nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ sau đợt tăng "sốc" hồi tháng 5, tháng 6 vừa qua.

Theo tìm hiểu, đây là bộ giám sát tiêu thụ điện do Vconnex – đơn vị nghiên cứu phát triển sản phẩm, giải pháp và ứng dụng công nghệ IoT nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là đơn vị có nhiều giải pháp về nhà thông minh có tiếng tại Việt Nam.

'Mổ' thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt Nam đang 'sốt'
Thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt đang gây xôn xao.

Về thiết kế, bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh nhỏ gọn. Người dùng chỉ cần đấu nối thiết bị với aptomat trong nhà. Thông qua màn hình trên thiết bị hoặc ứng dụng Vhomenex cài đặt trên điện thoại, có thể theo dõi các thông tin về công suất tiêu thụ điện hay số tiền điện.

Trên ứng dụng, người dùng có thể ước tính số tiền phải trả theo thời gian thực, so sánh với tháng trước. Một số thông tin cần thiết về ngành điện, các mức giá tiền điện áp dụng cho hộ gia đình cũng sẽ hiển thị, cập nhật để người dùng theo dõi.

Ngoài ra, có thể tự đặt ngưỡng tiêu thụ điện theo số tiền hoặc công suất tiêu thụ, khi đến ngưỡng, sẽ có cảnh báo giúp người dùng điều chỉnh thói quen sử dụng các thiết bị trong nhà nhằm tiết kiệm điện. Một số cảnh báo khác có thể kể đến như các chỉ số an toàn điện (U,I,P) khi vượt ngưỡng, giúp an toàn cho người dùng và thiết bị điện...

'Mổ' thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt Nam đang 'sốt' - 1
Lắp đặt bộ giám sát tiêu thụ điện ở Aptomat.
'Mổ' thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt Nam đang 'sốt' - 2
Ứng dụng theo dõi số điện được cài đặt trên điện thoại.
'Mổ' thiết bị giám sát tiêu thụ điện hàng Việt Nam đang 'sốt' - 3
Dựa theo biểu giá áp dụng, có thể tính ra tiền điện gia đình sử dụng.

Lượng điện theo từng ngày, theo tuần hay các tháng nên dễ dàng đối chiếu và so sánh thói quen sử dụng điện. Trong trường hợp, có tháng nào đó tiền điện tăng vọt, người dùng sẽ biết ngày nào và giờ nào sử dụng nhiều nhất để dễ hình dung hơn.

Theo tìm hiểu, Vconnex hiện đang bán công tơ điện thông minh này với giá 1.890.000 đồng trong đợt ưu đãi.

Theo 1 người dùng có tài khoản Didu chia sẻ trên diễn đàn công nghệ, "khi lắp vào bảng điện trung tâm trong nhà thì nó chiếm diện tích của 2 cái aptomat, khá nhỏ gọn. Thông tin trên ứng dụng dễ theo dõi. Ngoài ra, ưu điểm là có thể gắn công tơ cho mỗi phòng để tiện theo dõi và quản lý việc sử dụng điện của những phòng đó.

"Nếu các hộ kinh doanh phòng trọ sử dụng thiết bị này thì tiết kiệm được thời gian đi kiểm tra từng phòng hơn", Didu bình luận.

"Thiết bị đo được sản lượng điện mặt trời hòa lưới, thích hợp với nhiều gia đình hiện tại đang lắp tấm pin năng lượng mặt trời như gia đình mình. Thích nhất là thông tin về số điện và các chỉ số an toàn điện là cập nhật ngay, nên nếu có dấu hiệu vượt ngưỡng sẽ cảnh báo ngay lập tức, phòng chập cháy", tài khoản Trung Anh chia sẻ trên diễn đàn công nghệ.

"Không khó tìm được thiết bị giám sát điện nhưng hàng Việt Nam có chứng nhận của Viện đo lường Việt Nam, chứng nhận tiêu chuẩn Châu Âu CE hay chứng nhận RoHS như dòng Vconnex, thì độ tin cậy của sản phẩm sẽ nhiều hơn, thay vì chọn hàng trôi nổi trên thị trường", Hoa Lê, một người dùng ở Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ.

Dù có những đánh giá cao về thiết bị Make in Việt Nam nhưng cũng có những ý kiến đồng tình rằng cần thời gian để kiểm tra tính tiện lợi thực sự của sản phẩm. Hơn nữa, để tiết kiệm điện còn cần cả sự điều chỉnh thói quen sử dụng điện tại mỗi gia đình.

Theo Hoàng Linh (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/mo-thiet-bi-giam-sat-tieu-thu-dien-hang-viet-nam-dang-sot-161211007071008879.htm