Kinh tế

Hàng hóa ngày 17/4: Dầu, cao su, quặng sắt, thép đồng loạt đảo chiều rớt giá, nhôm vẫn tăng vọt

Giá hàng hóa tiếp tục biến động mạnh trong phiên giao dịch tuần này.

Hàng hóa ngày 17/4: Dầu, cao su, quặng sắt, thép đồng loạt đảo chiều rớt giá, nhôm vẫn tăng vọt

Dầu đảo chiều giảm

Giá dầu giảm do các nhà đầu tư lo ngại cảnh báo về căng thẳng tại Trung Đông leo thang sau cuộc không kích tấn công Syria vào cuối tuần trước.

Mỹ, Pháp và Anh đã phóng 105 quả tên lửa hôm thứ bảy (14/4) nhắm tới mục tiêu 3 cơ sở vũ khí hóa học tại Syria, để trả đũa cho việc tấn công nghi ngờ khí độc ngày 7/4.

Giá dầu tăng gần 10% do các nhà đầu tư đổ xô đi mua sắm tài sản như vàng hay trái phiếu kho bạc Mỹ có thể chống lại các rủi ro về địa chính trị.

Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 1,16 USD xuống còn 71,42 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,17 USD xuống còn 66,22 USD/thùng.

Mặc dù Syria không phải là nhà sản xuất dầu quan trọng, Trung Đông là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và căng thẳng tại khu vực này có xu hướng đẩy giá dầu tăng.

Sự kiện tiếp theo là khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận về các hạn chế của Iran ký năm 2015. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi Mỹ từ Hiệp định, ngăn cản hành động từ Quốc hội và châu Âu. Ngay cả khi việc áp đặt lệnh trừng phạt đơn phương của chính phủ Mỹ có thể cản trở việc xuất khẩu dâu từ Iran – nước sản xuất lớn nhất thế giới.

Vàng tăng do USD giảm

Giá vàng tăng cao do đồng USD giảm, nhưng mức tăng được hạn chế do thị trường tài chính đặt cược cuộc không kích tấn công Syria sẽ không leo thang thành 1 cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Giá vàng có xu hướng đi ngang kể từ tháng 1/2018, được thúc đẩy bởi lo ngại địa chính trị nhưng được hạn chế bởi kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, ở mức kháng cự kỹ thuật 1.360-1.365 USD/ounce trong tháng 1, tháng 2 và ở mức cao trong tháng 4.

Giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.346,31 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giao tháng 6 tăng 0,21% lên 1.350,7 USD/ounce.

Các lực lượng từ Mỹ, Anh và Pháp không kích Syria hôm thứ bảy (14/4), nhắm vào những gì họ cho là 3 cơ sở vũ khí hóa học chính.

Giá vàng được hỗ trợ do đồng USD giảm so với đồng euro, "Syria, căng thẳng thương mại Trung Quốc và chỉ số đồng USD giảm là những lý do khiến giá vàng tiếp tục tăng", nhà chiến lược thị trường cấp cao RJO Future, Chicago cho biết.

Giá bạc tăng 0,39% lên 16,683 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,15% lên 928,9 USD/ounce.

Giá palađium tăng 1,54% lên 1.002,22 USD/ounce, trong phiên giá dao động ở mức 1.012,1 USD/ounce – mức cao nhất kể từ ngày 1/3.

Trong tuần trước, giá palađium tăng 9,6% - tuần tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm, do lo ngại nguồn cung từ nhà sản xuất Nga có thể bị gián đoạn bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, kim loại này phục hồi mạnh khi giảm 20% từ mức cao kỷ lục đạt được trong tháng 1/2018.

Nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011

Giá nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 do đồng USD giảm và Rio Tinto cho biết sẽ tuyên bố bất khả kháng về một số hợp đồng sau các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối vởi Rusal.

Giá nhôm tham chiếu trên sàn giao dịch London tăng 5% lên 2.399 USD/tấn. Trong phiên giá nhôm dao động ở mức 2.403 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Thị trường nhôm toàn cầu có thể đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga và sản lượng của Norsk Hydro tại Brazil cắt giảm, giám đốc điều hành Hydro cho biết.

Tổng dự trữ nhôm tăng 15.100 tấn lên 1,4 triệu tấn. Dự trữ tăng 9% kể từ khi các biện pháp trừng phạt đối với Rusal ngày 6/4.

Giá nhôm kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 0,9% lên 14.625 NDT (2.327 USD)/tấn. Trong đầu phiên giao dịch giá nhôm đạt mức cao nhất kể từ ngày 12/2.

Giá đồng giao kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 1,2% lên 6.910,5 USD/tấn, giá thiếc không thay đổi ở mức 21.025 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,6% lên 3.136,5 USD/tấn, giá chì tăng 3% lên 2.370 USD/tấn và giá nickel tăng 2,8% lên 14.335 USD/tấn – mức cao nhất 2 tháng.

Quặng sắt và thép giảm 

 Giá quặng sắt và thép kỳ hạn tại Trung Quốc giảm, bất chấp dự trữ giảm. Giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 2,6% xuống còn 438,5 NDT (69,77 USD)/tấn. Trong phiên giao dịch giá quặng sắt dao động ở mức 435,5 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26/6. Giá thanh cốt thép trên sàn Thượng Hải giảm 1,9% xuống còn 3.357 NDT/tấn. 

 Dự trữ thanh cốt thép giảm 521.600 tấn so với tuần trước đó, xuống còn 8,68 triệu tấn. Trong khi đó, dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm 731.600 tấn, xuống còn 160,4 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết. Xuất khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong tháng 3/2018 bất ngờ giảm, dẫn đến thâm hụt thương mại. Xuất khẩu thép trong tháng 3/2018 giảm 25,3% xuống còn 5,65 triệu tấn, do Bắc Kinh hạn chế sản xuất để chống khói bụi, đẩy giá nội địa tăng.  Giá quặng sắt giao sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 0,25 USD/tấn lên 64,96 USD/tấn, Metal Bulletin cho biết. 

 Cao su giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần

 Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM – tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á – giảm hơn 3% từ mức cao nhất gần 2 tuần đạt được trong phiên trước đó, do giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM giảm 5,4 JPY tương đương 3% xuống còn 179,2 JPY (1,67 USD)/kg. Trong phiên, giá cao su dao động ở mức 179 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 9/4. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 giảm 345 NDT xuống còn 11.135 NDT (1.774 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/3 trong đầu phiên giao dịch.

Cao su được khai thác quanh năm vầ sản lượng mủ cao su giảm trong mùa khô khi cây rụng lá. Mùa đông tại Thái Lan và Malaysia kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4.

Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM giảm 3 cent xuống còn 135,8 UScent/kg.

Đường thô giảm xuống mức thấp nhất 2 năm rưỡi

Giá đường thô kỳ hạn giảm xuống mức thấp nhất 2 năm rưỡi, do dư thừa nguồn cung.

Giá đường thô giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,1 UScent, tương đương 0,8% xuống còn 11,98 UScent/lb. Hợp đồng đường giao trước tháng giảm xuống còn 11,93 UScent, mức thấp nhất 2 năm rưỡi.

Giá đường trắng giao kỳ hạn tháng 8 tăng 1,6 USD tương đương 0,47% lên 340,6 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp 336,8 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015.

Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 8h sáng ngày 17/4

Hàng hóa ngày 17/4: Dầu, cao su, quặng sắt, thép đồng loạt đảo chiều rớt giá, nhôm vẫn tăng vọt - 1

Theo Minh Quân (Trí Thức Trẻ)