Kinh tế

Giá xăng dầu lập đỉnh, tại sao Mỹ vẫn xuất khẩu nhiên liệu?

Trong những tuần qua, giá xăng trung bình ở Mỹ đã leo lên trên 5USD/gallon. Thế nhưng, xuất khẩu nhiên liệu của nước này tiếp tục tăng, gây thêm áp lực trong nước.

Được biết, mặc dù giá xăng trung bình quốc gia của Mỹ chạm mức 5 USD mỗi gallon, xuất khẩu nhiên liệu của nước này vẫn tăng mạnh, làm giảm lượng tồn kho nhiên liệu trong nước, vốn đã ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, công suất lọc dầu của Mỹ bắt đầu giảm dần, kho dự trữ năng lượng với nguồn dự trữ tồn kho thấp và nhu cầu sử dụng tăng mạnh hậu đại dịch, cùng với giá dầu thô 120 USD/thùng, đã khiến giá xăng Mỹ tăng vọt trong những tháng qua, vậy động lực nào khiến Mỹ tăng xuất khẩu nhiên liệu?

Giá xăng dầu lập đỉnh, tại sao Mỹ vẫn xuất khẩu nhiên liệu?
Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ hoạt động gần 88% công suất. Ảnh minh hoạ: AFP.

Do xung đột Nga - Ukraine, thế giới đang vẽ lại bản đồ năng lượng, với nhiều nét vẽ mới, đan xen nhiều nét vẽ cũ. Nga - đất nước hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt, đã và đang giảm công xuất tải dầu sang EU và các nước đồng minh, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi.

Giữa áp lực lớn như vậy, giá nhiên liệu cứ thế mà leo thang, đe doạ nhiều nền kinh tế châu Âu, và các châu lục không có nhiều tiềm lực khai khoáng năng lượng. Có thể nói, đây chính là cơ hội "ngàn năm có một" của các nhà máy lọc dầu tại nhiều quốc gia xuất khẩu năng lượng tiềm năng, tất nhiên cũng có sự góp mặt của Mỹ.

Nhà Trắng đang tuyệt vọng cắt giảm chi phí xăng dầu, vốn là vấn đề bầu cử quan trọng nhất đối với nhiều người Mỹ trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét mọi thứ, từ việc viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng công suất và sản lượng lọc dầu đến áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu dầu.

Bên cạnh đó, Tổng thống Joe Biden cũng tăng cường hùng biện tại các công ty dầu mỏ, viết tâm thư gửi các tập đoàn dầu mỏ chủ chốt, nhằm khuyến khích tăng cường sản lượng nhiên liệu và rằng "tỷ suất lợi nhuận của nhà máy lọc dầu vượt quá mức bình thường, nếu điều đó đùn đẩy trực tiếp vào các hộ gia đình Mỹ là không thể chấp nhận được." Nghĩa là, các nhà máy lọc dầu đang được hưởng lợi nhuận khổng lồ từ việc bán xăng dầu, với giá cao (tuy nhiên cũng do một vài yếu tố khách quan), thế nhưng, phần thiệt nhất chính là do dân Mỹ hứng chịu.

Năm nay, các nhà máy lọc dầu đã tăng xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế, đặc biệt là sang Mỹ Latinh - nơi không nhận được nhiều nhiên liệu từ châu Âu, đang phải đối phó với một loạt các vấn đề cung cấp nhiên liệu do các lệnh trừng phạt và cấm vận đối với dầu của Nga sau cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga – Ukraine.

Ước tính, trong tháng 3, 4, 5 năm 2021 xuất khẩu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay từ Bờ Vịnh của Mỹ và tăng 11% trong thời kỳ trước đại dịch 2019, theo thống kê từ công ty tình báo thị trường Kpler trích dẫn bởi Tạp chí Phố Wall.

Cho đến nay vào tháng 6, các lô hàng xăng và dầu diesel từ Bờ Vịnh đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2016, theo công ty phân tích dầu mỏ Vortexa được hãng tin Bloomberg trích dẫn.

Tăng mạnh hoạt động xuất khẩu nhiên liệu đã góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho ở Mỹ, mặc dù đây không phải là lý do chính khiến lượng sản phẩm dự trữ thấp trong nhiều năm.

Dù vậy, cho đến thời điểm này, nguồn dự trữ xăng động cơ của Mỹ thấp hơn khoảng 11% so với mức trung bình 5 năm. Bên cạnh đó, dự trữ nhiên liệu chưng cất, bao gồm cả dầu diesel, thấp hơn khoảng 23% so với mức trung bình của 5 năm.

Nhà phân tích Danny Adkins của chia sẻ với hãng tin Bloomberg: “Với các nhà máy lọc dầu đã hoạt động hết công suất, cần phải có thứ gì đó. "Chúng ta cần chuyển hướng xuất khẩu hoặc giá sẽ cần tăng đủ để định hình nhu cầu sớm hơn”.

Thế nhưng, xuất khẩu tăng mạnh, chính quyền nước này lại yêu cầu giải pháp cho những hạn chế về lọc dầu gửi các công ty dầu mỏ và nhà máy lọc dầu lớn.

Trong tuần này, Thư ký của nhà trắng chia sẻ: Tổng thống nước này cũng “cởi mở với mọi cách sử dụng hợp lý các công cụ của chính phủ Liên bang để tăng sản lượng và hạ giá thành các giá bơm, bao gồm cả các cơ quan chức năng khẩn cấp như Đạo luật Sản xuất Quốc phòng”.

Nhà Trắng thậm chí đang xem xét các hạn chế đối với xuất khẩu xăng và dầu diesel, và các cuộc thảo luận về động thái này đã tăng cường trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, lệnh cấm một phần đối với xuất khẩu xăng dầu sẽ phản tác dụng vì nó sẽ tạo ra thêm sự thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, khiến giá dầu tăng cao hơn.

Hạn chế xuất khẩu cũng sẽ gửi một thông điệp hỗn hợp tới các đồng minh của Mỹ trong bối cảnh bức tranh năng lượng đang bị chia rẽ, đặc biệt là với các đồng minh ở châu Âu, vốn đang tìm cách loại bỏ nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế từ đường biển của Nga trong vòng tám tháng khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga chính thức có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, toàn khối EU sẽ phải tăng cường đa dạng hoá nguồn cung nhiên liệu, và tất nhiên Mỹ sẽ là lựa chọn ưu tiên.

Xét cho cùng, giá dầu thô là yếu tố lớn nhất quyết định giá xăng của Mỹ, chiếm hơn 53% giá bán lẻ trung bình trên mỗi gallon. Ngoài ra, khoảng 1 triệu thùng/ngày công suất nhà máy lọc dầu của Mỹ đã bị đóng cửa vĩnh viễn kể từ khi bắt đầu đại dịch, vì các nhà máy lọc dầu đã chọn đóng cửa các cơ sở thua lỗ hoặc chuyển một số trong số đó thành các địa điểm sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo dữ liệu của EIA, công suất nhà máy lọc dầu có thể hoạt động của Mỹ là hơn 18 triệu thùng/ngày vào năm 2021, thấp nhất kể từ năm 2015.

Theo Lê Na (Nhà Báo & Công Luận)




https://congluan.vn/gia-xang-dau-lap-dinh-tai-sao-my-van-xuat-khau-nhien-lieu-post199959.html