Kinh tế

Gần 1 tỷ bao thuốc lá nhập lậu mỗi năm

Một số địa phương đang có kiến nghị Chính phủ cho phép tái xuất thuốc lá nhập lậu. Tuy nhiên, kiến nghị này lại vướng phải nhiều văn bản pháp quy của Chính Phủ đã ban hành cũng như đi ngược Công ước khung về kiểm soát thuốc lá quốc tế. Đặc biệt, nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ quay vòng thẩm lậu tại tiếp tục diễn ra.

 
Một số địa phương đang có kiến nghị Chính phủ cho phép tái xuất thuốc lá nhập lậu. Tuy nhiên, kiến nghị này lại vướng phải nhiều văn bản pháp quy của Chính Phủ đã ban hành cũng như đi ngược Công ước khung về kiểm soát thuốc lá quốc tế. Đặc biệt, nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ quay vòng thẩm lậu tại tiếp tục diễn ra.

Theo BCĐ 389 Quốc gia thuốc lá lậu đã và đang trở thành vấn nạn quốc gia, trung bình hàng năm xấp xỉ gần 1 tỷ bao thuốc lá ngoại nhập lậu vào tiêu thụ trong nước (chiếm 20-22% thị trường), gây thất thu ngân sách hàng năm từ 6.000 đến 6.500 tỷ đồng... Mặc dù lực lượng chức năng trên cả nước, đặc biệt là các địa phương thường diễn ra tình trạng nhập lậu như: An Giang, Tây Ninh, Long An, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lạng Sơn... đã tăng cường kiểm soát nhưng số lượng bắt giữ vẫn chỉ như “muối bỏ bể”, chiếm khoảng hơn 1%.

gan 1 ty bao thuoc la nhap lau moi nam hinh anh 1
Mỗi năm cơ quan chức năng xử lý và tiêu hủy được khoảng 10 triệu bao. Ảnh minh họa

Trong khi thuốc lá nhập lậu ngày càng lấn át thị trường nội địa, các đối tượng buôn lậu ngày càng manh động và liều lĩnh, chế tài xử lý hình sự quá nhiều bất cập… thì một số địa phương lại đề xuất tái xuất thuốc lá nhập lậu để tăng nguồn thu. Bên cạnh 1 số ý kiến đồng tình thì nhiều địa phương, bộ ngành đã phản đối.

Theo ý kiến của một số bộ, ngành, việc cho tái xuất thuốc lá lậu mặc dù đem lại lợi ích kinh tế nhưng cũng không ít những bất cập trong quá trình thực thi. Trước đây, việc cho tái xuất thuốc lá đã có dấu hiệu thẩm lậu lại thị trường. Điển hình như sự việc tại Quảng Trị, lực lượng chức năng đã đánh dấu một lô thuốc lá lậu trước khi cho tái xuất nhưng chỉ một gian ngắn, chính lô thuốc lá ngoại nhập lậu này lại “tái xuất” ngược vào nội địa.

Năm 2012, Chính phủ cũng đã từng thí điểm cho tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21.8.2012. Sau hai năm thực hiện thí điểm cho thấy phương án này có nhiều bất cập trong cả khâu kiểm soát và thực hiện.

Phản đối đề nghị tái xuất, Bộ Y tế cho rằng: Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam là thành viên quy định: “các nước thành viên cần tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng tất cả các phương tiện sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và các sản phẩm thuốc lá bị tịch thu được tiêu huỷ”; Khoản 5 Điều 26 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định việc xử lý thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ; Quyết định số 2371/QĐ- TTg ngày 26.12.2014 của Chính phủ quy định về việc tiêu huỷ thuốc lá nhập lậu cũng đã quy định rõ: “thực hiện tiêu huỷ thuốc lá nhập lậu bị tịch thu”.

Thực tế ở nước ta: Báo cáo số 18/BC-BCĐ 389 cũng đã nêu rõ các bất cập khi thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu, cụ thể: lượng thuốc lá bị bắt giữ có nhiều loại sản phẩm thấp cấp, giá thành rẻ, số tiền thu được do tái xuất thấp hơn số tiền hỗ trợ tiêu huỷ. Tại nhiều địa phương do không có kho bảo quản nên sản phẩm dễ hư hỏng, các đơn vị thu gom không tiến hành thu mua hoặc mua số lượng rất ít so với số bắt được. Việc thu gom, vận chuyển tập kết tại kho chờ tái xuất cũng không có cơ quan quản lý, giám sát chặt chẽ nên dễ xảy ra vi phạm.

Cần tiếp tục tiêu hủy

Để bảo quản các sản phẩm sau khi tái xuất không quay trở lại Việt Nam, viết tái xuất phải được thực hiện bằng đường biển và phải xuất đến các quốc gia không có đường biên giới với Việt Nam. Thực tế rất ít các công ty thu mua đáp ứng được quy định này. Bên cạnh đó, việc tìm được thị trường tái xuất cũng là vấn đề khó khăn bởi sản phẩm thuốc lá muốn được nhập khẩu chính thức vào các nước phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá của nước nhập khẩu. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc tái thẩm lậu thuốc lá đã được đưa đi tái xuất trở lại thị trường trong nước.

“Theo số liệu của Bộ Công thương, hầu hết các sản phẩm thuốc lá tái xuất đều không được tái xuất sang các nước có ghi trong hợp đồng. Như vậy việc tái xuất vừa không đạt được hiệu quả kinh tế vừa không đạt được mục tiêu của việc tái xuất và đa số các tỉnh trọng điểm về buôn lậu thuốc lá theo báo cáo số 18/BC-BCĐ 389 ngày 8../2016 ủng hộ việc tiếp tục thực hiện tiêu huỷ thuốc lá.” – Thứ trưởng Bộ Y Tế - Phạm Lê Tuấn khẳng định.

Đồng tình quan điểm không tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, Bộ Tư Pháp cho rằng, đề xuất này chưa phù hợp với yêu cầu của Công ước khung về phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ngoài ra, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đòi hỏi phải có số lượng lớn, trong khi có nhưng trường hợp tịch thu thuốc lá nhập lậu với lượng ít, trường hợp này phải cần có nơi cất và bảo quản thuốc lá để đợi khi có đủ số lượng mới thực hiện tái xuất, từ đó sẽ phát sinh thêm các chi phí khác để cất giữ và bảo quan thuốc lá nhập lậu bị tịch thu.

Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, thực hiện Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26.12.2014 về việc thực hiện thuốc lá nhập lậu được tịch thu đã được các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định pháp luật và có sự tham gia giám sát chặt chẽ của các lực lượng chức năng của các địa phương và hiệp hội thuốc lá.

Đại diện Hiệp hội Thuốc lá cho rằng, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ việc thẩm lậu, quay vòng lại tiếp diễn như thời điểm trước đây. Hiện tại, trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào là thành viên của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá FCTC lại cho phép tái xuất thuốc lá.

Trong năm 2015, năm đầu tiên thực hiện tiêu hủy thuốc lá đếu nhập lậu và hỗ trợ kinh phí tiêu hủy, đã bắt giữ được 15.064 vụ, tịch thu 10.754.247 bao, tiêu hủy 10.147.156 bao. Trong đó, đã huy động trên 33 tỷ đồng theo Thông tư 19/2015/TT-BTC và đã chuyển cho các lực lượng trực tiếp bắt giữ và Ban Chỉ đạo 389 địa phương.


Theo Long Hà (Dân Việt)