Kinh tế

Bao nhiêu tiền người Mỹ đã 'đổ' vào ngày Black Friday?

Tính đến 10 giờ sáng ngày Thứ Sáu Đen (theo giờ của Mỹ), tổng số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu trực tuyến đã lên tới 767 triệu USD, đưa doanh số của Thứ Sáu Đen “thẳng tiến” đến mức dự đoán 7,4 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm ngoái.

Theo Ictnews, những người Mỹ khao khát nhiệt tình mua hàng trực tuyến đã rút điện smartphone ra và lần đầu tiên, họ đã bỏ ra hơn 4 tỷ USD vào ngày Lễ Tạ ơn để khởi động mùa mua sắm năm 2019. Ảnh: CNN

Những người Mỹ khao khát nhiệt tình mua hàng trực tuyến đã rút điện smartphone ra và lần đầu tiên, họ đã bỏ ra hơn 4 tỷ USD vào ngày Lễ Tạ ơn để khởi động mùa mua sắm năm 2019. Theo số liệu của Adobe Analytics, doanh số bán hàng trực tuyến kỷ lục của Lễ Tạ ơn là 4.2 tỷ USD - tạo một tiền đề tốt đẹp cho ngày Thứ Sáu Đen bận rộn và có khả năng là một kỳ nghỉ lễ bom tấn cho các nhà bán lẻ.

Bao nhiêu tiền người Mỹ đã 'đổ' vào ngày Black Friday?
"Chúng tôi đã có một mùa bán hàng ngắn hơn," Jason Woosley, phó chủ tịch sản phẩm và nền tảng thương mại của Adobe, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business. "Đó cũng là một hiệu ứng!" Woosley cho biết Lễ Tạ ơn năm nay đến muộn hơn sáu ngày so với năm ngoái, và các nhà bán lẻ đã tăng cường quảng cáo, giảm giá sâu cho các mặt hàng như thiết bị, đồ thể thao, tivi và đồ chơi.

Và người tiêu dùng thực sự đã “tóm gọn” những giao dịch đó. Tính đến 10 giờ sáng ngày Thứ Sáu Đen (theo giờ của Mỹ), tổng số tiền mà người tiêu dùng chi tiêu trực tuyến đã lên tới 767 triệu USD, đưa doanh số của Thứ Sáu Đen “thẳng tiến” đến mức 7,4 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm ngoái, theo dữ liệu của Adobe.

"Chúng tôi không thấy bất kỳ sự chậm lại nào trong Thứ Sáu Đen”, Woosley nói. Woosley ước tính rằng người tiêu dùng sẽ chi 29 tỷ USD tiêu dùng trực tuyến từ Thứ Năm đến Thứ Hai. Khoảng thời gian "Tuần lễ điện tử" kéo dài năm ngày đó sẽ chiếm 20% trong tổng số 143,7 tỷ USD doanh thu trực tuyến mà Adobe dự đoán cho mùa lễ này.

Các giao dịch trực tuyến dự kiến cũng ​​sẽ chuyển thành doanh số tại các cửa hàng chính thống, Woosley nói, lưu ý đến xu hướng mua hàng kiểu "BOPIS" – nghĩa là mua trực tuyến và lấy hàng tại cửa hàng. Khoảng 82% những người đến cửa hàng sau khi mua hàng trực tuyến, và họ sẽ tiếp tục mua sắm trực tiếp.

Doanh số bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống dự kiến ​​sẽ tăng 2% trong tháng 11 và 6% vào tháng 12, nhờ thời tiết thuận lợi và "thu nhập cuối năm tăng đột biến", theo IBM, hãng sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích Điều tra dân số và bán lẻ Mỹ.

Zing cho hay vào ngày Black Friday tại Mỹ, người tiêu dùng chen lấn, giẫm đạp để được mua hàng với giá ưu đãi. Nhiều người đòi tẩy chay ngày này vì làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ.

Trong những năm 1950, 1960, giới kinh doanh Mỹ đã sử dụng thuật ngữ Black Friday để quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng loạt giảm giá với ưu đãi lớn để thu hút khách hàng. Nhiều cửa hàng thậm chí mở cửa từ nửa đêm hoặc bán hàng từ Lễ Tạ Ơn.

Black Friday đã tồn tại hàng thập niên và lan rộng sang các quốc gia bên ngoài Mỹ, nhưng không phải người mua hàng nào cũng thích dịp này. Lý do là nhiều khách hàng chán ghét cảnh chen lấn, xô đẩy ở các cửa hàng tạp hóa vào ngày Black Friday. Không ít người thậm chí kêu gọi tẩy chay ngày lễ mua sắm này.

Năm 2008, một đám đông khoảng 2.000 người ở Valley Stream (New York, Mỹ) chờ đợi bên ngoài siêu thị Walmart từ lúc 5 giờ sáng. Khi cửa mở, đám đông vỡ òa, đổ xô vào bên trong và khiến một nhân viên 34 tuổi bị giẫm đạp đến thiệt mạng. Những người mua hàng thậm chí không quan tâm đến nạn nhân bởi họ đã phải chờ đợi bên ngoài quá lâu. Ngay cả khi cảnh sát đến và cố gắng cứu người đàn ông, đám đông vẫn tiếp tục xô đẩy, chen lấn. Một số người khác bị thương nhẹ, bao gồm một phụ nữ mang thai, theo Fox News.

Theo Đào Vũ (Nguoiduatin.vn)




https://www.nguoiduatin.vn/bao-nhieu-tien-nguoi-my-da-do-vao-ngay-black-friday-a458196.html