Hỏi - Đáp

Vì sao trời nắng nóng dễ gây đột quỵ?

Trời càng nắng nóng, càng dễ gây ra đột quỵ, nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Nếu nhiệt độ ngoài trời từ 35 – 36 độ C ít khi gây ra đột quỵ hơn. Nhưng khi nhiệt độ ngoài trời từ 39 – 40 độ C trở lên thì dễ gây đột quỵ não ở người cao tuổi. Vì sao lại như vậy?

Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C dù nhiệt độ môi trường tăng hay giảm. Do nắng nóng cơ thể thải nhiệt bằng cách đi tiểu, ra mồ hôi, thở nhanh, mạch sẽ giãn, tim tăng hoạt động đẩy máu trên beef mặt da giúp thoát nhiệt... Nếu các yếu tố này không đảm bảo sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến đột quỵ.

3 nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi trời nắng nóng gồm: Một là, nắng nóng khiến cơ thể phải đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước. Điều này khiến giảm khối lượng máu, làm thiếu hụt lượng máu nuôi não. Dẫn đến đột quỵ não.

Hai là, nắng nóng làm tăng thân nhiệt. Gây rối loạn chức năng điều phối hoạt động sống của hệ thần kinh trung ương. Làm rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Hậu quả cũng suy giảm lượng máu nuôi não dẫn đến đột quỵ.

Vì sao trời nắng nóng dễ gây đột quỵ? 

Ba là, nắng nóng gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Tim hoạt động kém, làm suy giảm hiệu suất tống máu kèm theo sự giãn mạch. Làm cho thiếu máu nuôi não và nhiều cơ quan khác cũng dẫn đến đột quỵ.

Nắng nóng khiến độ nhớt của máu tăng, hồng cầu bị cô đặc. Do đó dễ hình thành các cục máu đông. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ do nhồi máu não. Tình trạng hồng cầu cô đặc còn làm giảm oxy lên não, nếu kéo dài sẽ gây tổn thương tế bào não. Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, đồng thời kích thích làm tăng huyết áp. Do đó, nguy cơ đột quỵ cũng gia tăng.

TH (Nguoiduatin.vn)