Hỏi - Đáp

Vì sao sáng ngủ dậy hay có gỉ mắt?

Liệu gỉ mắt có phải là dấu hiệu của bệnh nào đó?

Buổi sáng ngủ dậy, nếu soi gương, ta sẽ thấy khóe đôi mắt gần sống mũi có một ít gỉ , khi nhiều khi ít. Dù buổi tối trước khi đi ngủ, ta đã rửa mặt rất sạch, khi ngủ mắt nhắm, không có bụi rơi vào thì sáng dậy vẫn có gỉ mắt. Vậy gỉ mắt từ đâu ra?

Mắt ta có một mẩu giống như xương sụn, gọi là “mí mắt”. Trong mí mắt có nhiều ống nhỏ sắp xếp rất ngay ngắn, gọi là “tuyến góc mắt”. Miệng của tuyến này nằm đúng chỗ mép khóe mắt, gần mũi, không ngừng tiết ra một chất “mỡ”. Bạn không nên coi thường chất mỡ này, vì tác dụng của nó rất lớn.

Ban ngày, nó được bôi lên quanh mắt nhờ động tác nháy mắt, nhằm ngăn cản nước mắt chảy ra ngoài và ngăn mồ hôi chảy vào mắt. Lúc ngủ, mắt nhắm liên tục trong một thời gian dài, chất mỡ này được dùng không hết, nó trộn lẫn với các tạp chất đã lẩn vào mắt lúc ban ngày và số nước mắt còn thừa lại, dần dần tập trung vào khóe mắt. Đó không phải là bệnh.

Vì sao sáng ngủ dậy hay có gỉ mắt?

Tóm lại, gỉ mắt chính là chất nhầy do mắt tạo ra để làm sạch các chất bẩn và kết lại khi ngủ. Nếu không có nó, mắt có thể bị khô và một chút gỉ mắt vào buổi sáng ngủ dậy chứng tỏ mắt khỏe mạnh.

Gỉ mắt được hình thành trong giấc ngủ của bạn vì một số nguyên nhân: Một là về đêm thân nhiệt của bạn giảm khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt tan chảy của nó. Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton thì “giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ”. Nghĩa là vào ban đêm thì mắt của bạn được phủ nhiều meibum hơn ban ngày và khi meibum đó lạnh đi sẽ tạo thành nhiều gỉ ở khóe mắt bạn.

TH (Nguoiduatin.vn)