Hỏi - Đáp

Vì sao lính đặc nhiệm Mỹ luôn mang một chiếc gương nhỏ bên mình?

Trong sổ tay sinh tồn của lực lượng lính đặc nhiệm Mỹ, chiếc gương nhỏ gọn chính là vật bất ly thân có thể "cứu mạng người".

Nếu chẳng may đi lạc trong rừng, biển hay sa mạc, mọi loại sóng điện tử đều bị vô hiệu hóa, người ta sẽ dùng những phương pháp đơn giản như xếp đá theo hình mũi tên, đốt lửa làm dấu hiệu hay dùng quần áo treo ở trên cao để cầu cứu. Hoặc một phương pháp đơn giản nữa nhưng cũng hiệu quả không kém đó là: sử dụng gương soi làm tín hiệu cầu cứu SOS.

Vì sao lính đặc nhiệm Mỹ luôn mang một chiếc gương nhỏ bên mình?

Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản, vật dụng thường được mang đi trong các chuyến đi thám hiểm, đi chơi ở rừng hay biển và quan trọng nhất là khoảng cách truyền thông tin khá xa nhưng nhược điểm của nó là chỉ dùng được khi có nắng.

Đây là cách mà bạn có thể tìm thấy trong sổ tay sinh tồn của lực lượng không quân Mỹ hay trong Thế chiến II, các hoa tiêu hải quân luôn mang bên mình một chiếc gương trong cẩm nang sinh tồn của mình.

Trong lịch sử, quân đội Mỹ còn sử dụng gương để truyền tín hiệu xuyên qua sa mạc rộng lớn từ Arizona tới New Mexico. Đầu những năm 1800, nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng Carl Friedrich Gauss đã chứng minh được rằng một chiếc gương nhỏ có diện tích bề mặt 6,5 cm2 có thể phản chiếu ánh sáng Mặt Trời trong bán kính 11 km. Đây là một khoảng cách không tồi đối với một vật dụng nhỏ đơn giản mà bạn có khi rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Sau đó, năm 1860 một sĩ quan quân đội Anh có tên Henry Christopher Mance đã nghĩ ra cách tạo ra thông điệp cầu cứu từ kết quả mà Gauss đưa ra có tên máy quang báo. Việc còn lại mà bạn cần để phát đi thông điệp SOS là biết về mã Morse.

Mã Morse được họa sĩ Samuel Finley Breese Morse (1791 - 1872) phát minh vào những năm 1870 - 1967, sau đó trở nên thịnh hành vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 như một bảng mã tín hiệu mã hóa ký tự dùng để truyền thông tin trong các cuộc chiến tranh.

Vì sao lính đặc nhiệm Mỹ luôn mang một chiếc gương nhỏ bên mình? - 1

 

 

Còn hình trên đây là mã Morse của thông điệp SOS với 3 tín hiệu ngắn, 3 tín hiệu dài rồi 3 tín hiệu ngắn. Sau đó tạm ngưng và lại tiếp tục.

Bạn có thể truyền thông điệp này bằng cách dùng gương tạo ra 3 ánh sáng nhấp nháy rất nhanh (đại diện cho 3 chấm) và 3 ánh sáng nhấp nháy nhưng thời gian kéo dài hơn (đại diện cho 3 gạch) rồi lại 3 ánh sáng nhấp nháy nhanh. Sau đó dừng lại một lúc rồi tiếp tục, nhưng lưu ý đừng phản chiếu ánh sáng vào mặt phi công cứu hộ nếu họ đã nhận ra và tới chỗ bạn vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho phi công khi bị lóa mắt.

Bạn đừng quá lo lắng nếu mình không tạo ra được thông điệp SOS hay người khác không hiểu được thông điệp này vì chỉ cần người nào đó chú ý được ánh sáng phản chiếu một cách bất thường thì khả năng được cứu sống của bạn đã rất cao rồi.

Dung (SHTT)